Tần suất và yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi

  • Nguyễn Thanh Huân Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Té ngã, bệnh nhân cao tuổi, tần suất

Tóm tắt

 


Mục tiêu: Xác định tần suất và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện trên 615 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) điều trị tại Phòng khám lão khoa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Xác định tần suất té ngã và các yếu tố liên quan đến té ngã ở bệnh nhân cao tuổi tại phòng khám lão khoa. Kết quả: Nghiên cứu bao gồm 615 bệnh nhân ngoại trú, tuổi 73,3 ± 6,9; nữ giới: 62,8%. Tỷ lệ té ngã là 23,1% , trong đó có 16,6% ngã một lần và 6,5% ngã từ hai lần trở lên trong tổng số các vụ ngã. Các yếu tố liên quan đáng kể đến té ngã bao gồm: Sợ té ngã (OR = 2,82, Cl 95%: 1,73-4,58, p<0,001), phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản (OR = 2,65; Cl 95%: 1,18-5,95, p=0,018), phụ thuộc hoạt động chức năng sinh hoạt (OR = 2,35, Cl 95%: 1,11-4,97, p=0,026), rối loạn giấc ngủ (OR = 1,91, Cl 95%: 1,08-3,38; p=0,027), thoái hóa khớp (OR = 1,60, Cl 95%: 1,04-2,47, p=0,033) và thể trạng gầy (OR =1,93, Cl 95%: 1,01-3,73, p=0,049). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi, tần suất té ngã là 23,1%, ngã đơn 16,6%, ngã tái diễn 6,5%. Các yếu tố liên quan đến té ngã bao gồm: Sợ té ngã, phụ thuộc hoạt động chức năng cơ bản, phụ thuộc hoạt động chức năng sinh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa khớp và thể trạng gầy.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ha VT, Nguyen TN, Nguyen TX, Nguyen HTT, Nguyen TTH, Nguyen AT, Pham T, Vu HTT (2021) Prevalence and factors associated with falls among older outpatients. International journal of environmental research public health 18(8): 4041.
2. Cruz Danielle Teles da, Leite Isabel Cristina Gonçalves (2018) Falls and associated factors among elderly persons residing in the community. Revista Brasileira de Geriatria e Gerontologia 21: 532-541.
3. Franse CB, Rietjens JA, Burdorf A et al (2017) A prospective study on the variation in falling and fall risk among community-dwelling older citizens in 12 European countries. BMJ Open 7(6): 015827.
4. Kim JH, Song JH, Wee JH, Lee JW, Choi HG (2022) Depressive symptoms, subjective cognitive decline, and subjective sleep quality are associated with slips and falls: Data from the community health survey in Korean adults. Gerontology 68(5): 518-528. doi: 10.1159/000518007.
5. Moreland B, Kakara R, Henry A (2020) Trends in nonfatal falls and fall-related injuries among adults aged ≥ 65 years United States 2012-2018. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 69(27): 875.
6. O’Neil Caroline A, Krauss Melissa J, Bettale Jon, et al (2018) Medications and patient characteristics associated with falling in the hospital. Journal of patient safety 14(1): 27.
7. Pi Hong-Ying, Hu Meng-Meng, Zhang Jie et al (2015) Circumstances of falls and fall-related injuries among frail elderly under home care in China. International journal of nursing sciences 2(3): 237-242.
8. Pitchai P, Dedhia HB, Bhandari N et al (2019) Prevalence, risk factors, circumstances for falls and level of functional independence among geriatric population - A descriptive study. Indian J Public Health 63(1): 21-26.
9. Smith Toby O, Higson Emma, Pearson Matthew, et al (2018) Is there an increased risk of falls and fractures in people with early diagnosed hip and knee osteoarthritis? Data from the Osteoarthritis Initiative. International journal of rheumatic diseases 21(6): 1193-1201.
10. The World Health Organization (2007) WHO Global report on falls Prevention in older Age.