Kết quả và tính an toàn của liệu pháp bổ sung dapagliflozin trên người bệnh đái tháo đường típ 2

  • Nguyễn Mạnh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dapagliflozin, SGLT2i

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và tính an toàn của liệu pháp bổ sung dapagliflozin 10mg ở người bệnh đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc trong 12 tuần, so sánh trước và sau điều trị trên 124 người bệnh đái tháo đường típ 2, điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022, có mức HbA1c 7%-10%, đang điều trị ít nhất 1 thuốc hạ glucose máu đường uống trước đó mà chưa kiểm soát được glucose máu, được bổ sung dapagliflozin 10mg. Tất cả người bệnh được khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng tại thời điểm bổ sung thuốc và sau 12 tuần. Kết quả: Sau 12 tuần điều trị bổ sung: HbA1c giảm 0,54% (KTC 95%: -0,64, -0,44; p<0,001), glucose máu lúc đói giảm 1,12 mmol/l (KTC 95%: -0,77, -1,44, p<0,001); trọng lượng cơ thể giảm 1,0kg (KTC 95%: -1,35, -0,69; p<0,001), và huyết áp tâm thu/tâm trương giảm 4,5 / 2,7mmHg. Tỷ lệ người bệnh đạt mục tiêu HbA1c < 7% là 13,7%, tỷ lệ kiểm soát kém (HbA1c > 8%) giảm từ 62,1% lúc ban đầu xuống 33,1% sau 12 tuần điều trị, 62,3% người bệnh vừa giảm cân và giảm HbA1c. Tác dụng không mong muốn ghi nhận được: 6,5% có triệu chứng hạ glucose máu nhẹ, 6,5% ngứa bộ phận sinh dục, nữ giới nhiều gấp đôi nam giới, 8,1% có nhiễm trùng đường tiểu, nam giới và nữ giới như nhau, không có trường nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, hoặc cắt cụt chi. Kết luận: Liệu pháp bổ sung dapagliflozin 10mg cải thiện đáng kể việc kiểm soát glucose máu, trọng lượng cơ thể và huyết áp ở người bệnh đái tháo đường típ 2.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị đái tháo đường năm 2020. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. American Diabetes Association (2022) Standards of medical care in diabetes 2022. Diabetes care.
3. Wiviott SD, Raz I, Bonaca MP et al (2018) Dapagliflozin and cardiovascular outcomes in type 2 diabetes. N Engl J Med 380(4): 347-357.
4. Skolnik N, Bonnes H, Yeh H et al (2016) Dapagliflozin in the treatment of patients with type 2 diabetes presenting with high baseline A1C. Postgrad Med 128(4): 356-363.
5. Fioretto P, Mansfield TA, Ptaszynska A et al (2016) Long-term safety of dapagliflozin in older patients with type 2 diabetes mellitus: a pooled analysis of phase IIb/III studies. Drugs Aging 33(7): 511-522.
6. Bolinder J, Ljunggren O, Johansson L et al (2014) Dapagliflozin maintains glycaemic control while reducing weight and body fat mass over 2 years in patients with type 2 diabetes mellitus inadequately controlled on metformin. Diabetes Obes Metab16(2): 159-169.
7. Zhao Y, Xu L, Tian D, Xia P, Zheng H, Wang L, Chen L (2018) Effects of sodium-glucose co-transporter 2 (SGLT2) inhibitors on serum uric acid level: A meta-analysis of randomized controlled trials. Diabetes Obes Metab 20(2): 458-462.
8. Jabbour S, Seufert J, Scheen A et al (2018) Dapagliflozin in patients with type 2 diabetes mellitus: A pooled analysis of safety data from phase IIb/III clinical trials. Diabetes Obes Metab 20(3): 620-628.
9. Tokushige K, Ikejima K et al (2021) Evidence-based clinical practice guidelines for nonalcoholic fatty liver disease/nonalcoholic steatohepatitis 2020. J Gastroenterol 56(11): 951-963.