Đánh giá kết quả cho bệnh nhân ăn sớm sau cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Thị Xuân Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Cho ăn sớm, cắt gan, ung thư biểu mô tế bào gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả cho ăn sớm sau phẫu thuật cắt gan ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 04 năm 2022, có 123 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được phẫu thuật cắt gan. 60 bệnh nhân cho ăn khi có trung tiện (Giai đoạn 1: nhóm cho ăn truyền thống); 63 bệnh nhân được cho ăn sau mổ 6 giờ (Giai đoạn 2 nhóm cho ăn sớm). So sánh giữa hai nhóm: Đặc điểm bệnh nhân, thời gian trung tiện, buồn nôn, nôn, số ngày nằm viện, prothrombin, bilirubin toàn phần, GOT, GPT sau mổ ngày 1, 3, 5, 7, biến chứng sau mổ. Kết quả: Thời gian trung tiện, số ngày nằm viện sau mổ đều ngắn hơn ở nhóm cho ăn sớm so với nhóm truyền thống một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bilirubin toàn phần ở nhóm cho ăn sớm thấp hơn sau mổ ngày 3 và 5 (p<0,05); GOT và GPT ở cả hai nhóm tăng cao hơn sau mổ ngày 1 nhưng đã giảm ở ngày 3, 5 và 7. Không có sự khác biệt nào ở chỉ số albumin, prothrombin và tỷ lệ biến chứng sau mổ. Kết luận: Nhóm cho ăn sớm tốt hơn ở sự hồi phục lưu thông đường tiêu hoá, chức năng gan và thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn; không có sự khác biệt nào ở chỉ số dinh dưỡng và tỷ lệ biến chứng sau mổ so với nhóm cho ăn truyền thống.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2020) Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin 68(6): 394-424.
2. Richter B, Schmandra TC, Golling M, Bechstein WO (2006) Nutritional support after open liver resection: A systematic review. Dig Surg 23: 139-145.
3. Lee J, Kwon CHD, Kim MJ, Shin M, Joh JW (2012) Effect of early enteral nutrition after hepatectomy in hepatocellular carcinoma patients. Korean J Hepatobiliary Pancreat Surg 16: 129-133.
4. Kawaguchi D, Hiroshima Y, Matsuo K, Koda K, Endo I, Taguri M, Tanaka K (2015) A randomized clinical trial of early enteral nutrition to prevent infectious complications in patients with extensive liver resection. Int Surg 100: 1414-1423.
5. Gao LB, Tian H, Wang XG, Yu XF, Guan Y, Chen ML, Zhang J (2015) Early enteral and parenteral nutritional support after hepatectomy in patients with hepatic carcinoma: A systematic review and meta-analysis. OncoTargets and Therapy 8: 623-631.
6. Lewis SJ, Andersen HK, Thomas S (2009) Early enteral nutrition within 24 h of intestinal surgery versus later commencement of feeding: A systematic review and meta-analysis. J Gastrointest Surg 13: 569-575.
7. Noba L, Rodgers S, Chandler C, Balfour A, Hariharan D, Yip V (2020) Enhanced recovery after surgery (ERAS) reduces hospital costs and improve clinical outcomes in liver surgery: A systematic review and meta-analysis. J Gastrointest Surg; 24(4): 918-932.
8. Melloul E, Hubner M, Scott M et al (2016) Guidelines for perioperative care for liver surgery: enhanced recovery after surgery (eras) society recommendations. World J Surg 40: 2425-2440.
9. Huang L, Li J, Yan JJ, Liu CF, Wu MC, Yan YQ (2012) Prealbumin is predictive for postoperative liver insufficiency in patients undergoing liver resection. World J Gastroenterol 18(47): 7021-7025.
10. Tang SP, Hu ZM (2011) Early enteral nutrition in patients after partial hepatectomy. Xian Dai Lin Chuang Hu Li Za Zhi 10: 51-53.