Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt đốt qua niệu đạo điều trị ung thư biểu mô bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng dao lưỡng cực

  • Huỳnh Thái Sơn Bệnh viện Quân y 17, Quân khu 5
  • Trần Văn Hinh Học viện Quân y
  • Lê Anh Tuấn Học viện Quân y
  • Phạm Quang Vinh Học viện Quân y
  • Nguyễn Phú Việt Học viện Quân y

Main Article Content

Keywords

U bàng quang, ung thư bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ, cắt đốt u bàng quang nội soi qua niệu đạo bằng dao điện lưỡng cực

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị phẫu thuật cắt đốt u bàng quang nội soi qua niệu đạo bằng dao điện lưỡng cực (bTURBT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 62 bệnh nhân u bàng quang chưa xâm lấn lớp cơ, được điều trị bằng cắt nội soi lưỡng cực qua niệu đạo. Kết quả: Nam 80,7%, nữ 19,3%. Tuổi trung bình 61,9 ± 15,1 tuổi. Tiền sử hút thuốc lá 40,3%. Siêu âm trước mổ (58 trường hợp): Có u 77,6%; không phát hiện u 22,4%. CT scanner trước mổ (41 trường hợp): Phát hiện có u 97,6%, 1 ca không phát hiện được u 2,4%. Soi bàng quang trước mổ: 62 bệnh nhân đều phát hiện có u. Thời gian phẫu thuật trung bình 42,6 ± 13,3 phút. Thời gian rửa bàng quang sau mổ: Dưới 24 giờ là 66,1%; từ 24-48 giờ là 33,9%. Không có tai biến trong mổ, biến chứng nhiểm khuẩn niệu muộn sau mổ 3,2%. Giải phẫu bệnh sau mổ: Độ biệt hóa: G1: 80,7%, G2: 17,7%, G3: 1,6%. Giai đoạn: Tis: 1,6%, Ta: 91,9%, T1: 6,5%. Kết quả phẫu thuật: Tốt là 96,8% (60 trường hợp), khá là 3,2% (2 trường hợp). Kết luận: Điều trị ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng kỹ thuật cắt đốt nội soi qua niệu đạo bằng dao điện lưỡng cực là an toàn và hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Teoh JY, Chan ES, Yip SY, Tam HM, Chiu PK, Yee CH, Wong HM, Chan CK, Hou SS, Ng CF (2017) Comparison of detrusor muscle sampling rate in monopolar and bipolar transurethral resection of bladder tumor: A randomized trial. Annals of surgical oncology 24(5): 1428-1434.
2. Thirugnanasambandam V, Ramanathan J (2017) Safety and efficacy of bipolar energy for transurethral resection of bladder tumours: A prospective quasi-randomized study. Turkish journal of urology 43(2): 141.
3. Burger M, Catto JW, Dalbagni G et al (2013) Epidemiology and risk factors of urothelial bladder cancer. European urology 63(2): 234-241.
4. van Osch Frits HM, Jochems Sylvia HJ, van Schooten Frederik-Jan et al (2016) Quantified relations between exposure to tobacco smoking and bladder cancer risk: A meta-analysis of 89 observational studies. International journal of epidemiology 45(3): 857-870.
5. Trinh TW, Glazer DI, Sadow CA, Sahni VA, Geller NL, Silverman SG (2018) Bladder cancer diagnosis with CT urography: Test characteristics and reasons for false-positive and false-negative results. Abdominal Radiology 43(3): 663-671.
6. Babjuk M, Burger M, Compérat EM et al (2019) European Association of Urology Guidelines on Non-muscle-invasive Bladder Cancer (TaT1 and Carcinoma In Situ)-2019 Update. European urology.
7. Sugihara T, Yasunaga H, Horiguchi H et al (2014) Comparison of perioperative outcomes including severe bladder injury between monopolar and bipolar transurethral resection of bladder tumors: A population based comparison. The Journal of urology 192(5): 1355-1359.
8. Del Rosso A, Pace G, Masciovecchio S et al (2013) Plasmakinetic bipolar versus monopolar transurethral resection of non‐muscle invasive bladder cancer: A single center randomized controlled trial. International journal of urology 20(4): 399-403.
9. Pu XY, Wang HP, Wu YL, Wang XH (2008) Use of bipolar energy for transurethral resection of superficial bladder tumors: Long-term results. Journal of endourology 22(3): 545-550.
10. Hà Mạnh Cường (2021) Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư bàng quang nông bằng phẫu thuật nội soi kết hợp bơm Doxorubicin tại Bệnh viện Việt Đức. Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.