Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân suy gan cấp được điều trị hỗ trợ thay huyết tương thể tích cao

  • Nguyễn Đăng Đức Bệnh viện Bạch Mai
  • Bế Hồng Thu Bệnh viện Bạch Mai
  • Lê Lan Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy gan cấp, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nguyên nhân suy gan cấp

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân gây bệnh ở bệnh nhân suy gan cấp. Đối tượng và phương pháp: 45 bệnh nhân được chẩn đoán suy gan cấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là nguyên nhân ngộ độc điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2021 bằng phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu, can thiệp điều trị, tự chứng trước và sau điều trị. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 47 ± 16,31 tuổi. Vàng da là triệu chứng lâm sàng nổi bật (93,33%), INR, men gan, bilirubin toàn phần, trực tiếp tăng cao, IL-6 tăng, điểm SOFA trên 8 chiếm tỷ lệ cao 66,7% ở bệnh nhân khi nhập viện. Ngộ độc thuốc đông y là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Kết luận: Ngộ độc thuốc đông y là nguyên nhân chính gây suy gan cấp. Vàng da là triệu chứng lâm sàng nổi bật, cận lâm sàng có INR tăng cao và SOFA trên 8 điểm chiếm tỷ lệ cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Jayalakshmi VT, Bernal W (2020) Update on the management of acute liver failure. Curr Opin Crit Care 26(2): 163-170.
2. Rajaram P, Subramanian R (2018) Acute liver failure. Semin Respir Crit Care Med 39(5): 513-522.
3. Squires JE, McKiernan P, Squires RH (2018) Acute liver failure: An update. Clin Liver Dis 22(4): 773-805.
4. Gökçe S, Çermik B.B, Kutlu NO et al (2014) Acute liver failure. N Engl J Med 370(12): 1170-1171.
5. Nguyễn Gia Bình (2011) Nghiên cứu ứng dụng hệ thống hấp phụ phân tử tái tuần hoàn (MARS) trong điều trị suy gan cấp. đề tài KHCN độc lập cấp nhà nước, Bộ khoa học và công nghệ.
6. Hồ Quang Tuấn (2015) Đánh giá hiệu quả phương pháp thay huyết tương trong điều trị suy gan cấp. Luận văn CKII, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Rodrigues-Filho EM, Fernandes R, Garcez A (2018) SOFA in the first 24 hours as an outcome predictor of acute liver failure. Rev Bras Ter Intensiva 30(1): 64–70
8. Kim JE, Chun S, Sinn DH et al (2021) Initial experience with high-volume plasma exchange in patients with acute liver failure. J Clin Apher 36(3): 379-389.
9. Vương Xuân Toàn (2019) Thay huyết tương thể tích cao trong suy gan cấp. Hội nghị khoa học Hội hồi sức, cấp cứu và chống độc Việt Nam.
10. Pawaria A, Sood V, Lal BB et al (2021) Ninety days transplant free survival with high volume plasma exchange in Wilson disease presenting as acute liver failure. J Clin Apher 36(1): 109-117.
11. Phạm Duệ, Đặng Quốc Tuấn (2012) Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu ngoài cơ thể trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp nặng. Đề tài KHCN cấp Bộ Y tế.
12. Ngô Đức Ngọc, Nguyễn Thị Dụ, Phạm Duệ (2011) Nghiên cứu hiệu quả của biện pháp thay huyết tương trong điều trị bệnh nhân suy gan cấp do ngộ độc nặng. Tạp chí Thông tin Y Dược, 3(2011), tr. 23-27.
13. Đặng Thị Xuân, Phạm Duệ ( 2011) Đánh giá hiệu quả của thay huyết tương trong điều trị suy gan cấp ở bệnh nhân viêm gan nhiễm độc. Tạp chí Dược lâm sàng 108, Số 4 (Tập 6), tr. 17-25.