Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh lý gan mạn do vi rút viêm gan B được điều trị lọc thay thế huyết tương

  • Nguyễn Xuân Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Văn Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tô Thị Như Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Nam Học viện Quân y
  • Vũ Viết Sáng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Viêm gan B mạn, suy gan, lọc thay thế huyết tương

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền bệnh lý gan mạn do vi rút viêm gan B được điều trị lọc thay thế huyết tương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu kết hợp hồi cứu có theo dõi dọc 70 bệnh nhân viêm gan mạn và xơ gan do vi rút viêm gan B có suy gan được điều trị bằng liệu pháp lọc thay thế huyết tương tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/2018-06/2022. Kết quả: Trong số 70 bệnh nhân, 58/70 (82,9%) là nam, 43/70 (61,4%) dưới 60 tuổi. 100% ca bệnh có biểu hiện mệt mỏi và vàng da. Phù và xuất huyết ngoài da gặp lần lượt 24,3% và 18,6%. Xét nghiệm bilirubin toàn phần và NH3 trong máu tăng cao lần lượt là 443,6 ± 120,2µmol/L và 108,7 ± 70,4µmol/L; tỷ lệ prothrombin máu 34,4 ± 18,7%. Tỷ lệ prothrombin < 40%, NH3 ≥ 100µg/dL và bilirubin toàn phần ≥ 500µmol/L gặp tỷ lệ tương ứng là 71,4%, 48,6%, 42,9% và 28,6%. Tỷ lệ sống 28 ngày của nhóm viêm gan mạn là 10/27 (37,0%) cao hơn so với nhóm xơ gan 13/43 (30,2%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thông kê với p=0,371. Tỷ lệ prothrombin < 40% và tăng NH3 ≥ 100µg/L là những yếu tố có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong. Kết luận: Biểu hiện lâm sàng thường gặp là vàng da, phù và xuất huyết. Đặc điểm xét nghiệm đặc trưng được ghi nhận là prothrombin giảm < 40%; albumin giảm dưới 30g/L; NH3 máu tăng trên 100µg/dL. NH3 và prothrombin là những yếu tố có liên quan đến tỷ lệ tử vong.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. MacLachlan JH and Cowie BC (2015) Hepatitis B virus epidemiology. Cold Spring Harbor perspectives in medicine 5(5): 021410.
2. Liang J, Liu L, Cao Y et al (2021) Hepatitis B-related acute-on-chronic liver failure induced by hepatotropic viral insult is associated with worse prognosis than that induced by non-virus insult. BMC Infectious Diseases 21(1): 1-12.
3. Garg H, Kumar A, Garg V et al (2012) Clinical profile and predictors of mortality in patients of acute-on-chronic liver failure. Digestive and Liver Disease 44(2): 166-171.
4. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực. Quyết định 1493/QĐ-BYT.
5. Stahl K, Busch M, Fuge J et al (2020) Therapeutic plasma exchange in acute on chronic liver failure. Journal of Clinical Apheresis 35(4): 316-327.
6. Bộ Y tế (2019) Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B. Quyết định 3310/QĐ-BYT.
7. Heng CK (2016) Bệnh cảnh lâm sàng và các yếu tố thúc đẩy suy gan cấp ở bệnh nhân bệnh gan mạn. Luận văn thạc sĩ.
8. Shi Y, Zheng MH, Yang Y et al (2015) Increased delayed mortality in patients with acute‐on‐chronic liver failure who have prior decompensation. Journal of Gastroenterology and Hepatology 30(4): 712-718.
9. Thuận LQ (2017) Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm gan nhiễm độc cấp nặng bằng biện pháp thay huyết tương tích cực. Luận án tiến sỹ.
10. Cheng YL, Chang CH, WT Chen et al (2018) Prognostic factors and treatment effect of standard-volume plasma exchange for acute and acute-on-chronic liver failure: A single-center retrospective study. Transfusion and apheresis science 57(4): 537-543.