Đánh giá kết quả điều trị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cắt dạ dày theo Billroth II bằng nội soi mật tụy ngược dòng

  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lâm Tùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thái Doãn Kỳ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Minh Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nội soi mật tụy ngược dòng, sỏi ống mật chủ, viêm đường mật cấp, cắt dạ dày theo Billroth II

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả và an toàn của nội soi mật tụy ngược dòng điều trị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân cắt đoạn dạ dày theo Billroth II. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 42 bệnh nhân được chẩn đoán viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ có tiền sử cắt dạ dày theo Billroth II, được điều trị nội soi mật tụy ngược dòng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2018 - 07/2022. Kết quả: Có 42 bệnh nhân với tuổi trung bình là 75,3 ± 11,6 (nhỏ nhất: 44, lớn nhất: 99); tỷ lệ nam/nữ là 2,5/ 1; 85,7% bệnh nhân cắt dạ dày theo Billroth II trên 5 năm; 88,1% bệnh nhân được can thiệp thông nhú thành công; trong đó, 73% lấy hết sỏi trong lần can thiệp đầu. Tỷ lệ dùng ống nội soi dạ dày và nhìn bên lần lượt là 67,6% và 32,4%. Can thiệp cơ Oddi bằng nong bóng nhú là 89,2% bệnh nhân. Tỷ lệ tai biến, biến chứng sau can thiệp lần lượt gặp viêm tụy cấp (9,4%); chảy máu tiêu hoá (4,8%); thủng ruột non (2,4%); nhiễm khuẩn huyết (4,8%). Không có tai biến vô cảm và không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Nội soi mật tụy ngược dòng điều trị viêm đường mật cấp do sỏi ống mật chủ ở bệnh nhân đã cắt dạ dày theo Billroth II là khả thi và an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Park TY, Kang JS, Song TJ et al (2016) Outcomes of ERCP in Billroth II gastrectomy patients. Gastrointest Endosc 83(6): 1193-1201.
2. Dương Xuân Nhương (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và kết quả điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi bằng NSMTND. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
3. Li JS, Zou DW, Jin ZD et al (2020) Predictive factors for extraction of common bile duct stones during endoscopic retrograde cholangiopancreatography in Billroth II anatomy patients. Surg Endosc 34(6): 2454-2459.
4. Quách Trọng Đức, Trần văn Huy, Lê Quang Nhân và cộng sự (2014) Hiệu quả của nội soi mật tụy ngược dòng với gây mê nội khí quản trong điều trị sỏi ống mật chủ ở người cao tuổi. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 18, tr. 418-423.
5. Kim KH, Kim TN (2014) Endoscopic papillary large balloon dilation for the retrieval of bile duct stones after prior Billroth II gastrectomy. Saudi J Gastroenterol 20(2): 128-133.
6. Li JS, Zou DW, Jin ZD et al (2019) Endoscopic retrograde cholangiopancreatography in Billroth II gastrectomy patients: Outcomes and potential factors affecting technical failure. Saudi J Gastroenterol 25(6): 355-361.
7. Li T, Wen J, Bie LK et al (2018) Long-term outcomes of endoscopic papillary balloon dilation for removal of bile duct stones in Billroth II gastrectomy patients. Hepatobiliary Pancreat Dis Int 17(3): 257-262.
8. Caglar E, Atasoy D, Tozlu M et al (2020) Experience of the endoscopists matters in endoscopic retrograde cholangiopancreatography in Billroth II gastrectomy patients. Clin Endosc 53(1): 82-89.