Đặc điểm điện thế muộn ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ

  • Nguyễn Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thái Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điện thế muộn, điện tâm đồ trung bình tín hiệu, thiếu máu cơ tim cục bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm điện thế muộn (ĐTM) ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang, thực hiện ghi điện tâm đồ trung bình tín hiệu trên 162 bệnh nhân có bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018. Kết quả: Đa số (91,4%) nhập viện vì đau ngực. Tỷ lệ nam/nữ ~ 4/1. Tần suất xuất hiện điện thế muộn bất thường (dương tính) là 38,3%. Các thông số ở nhóm ĐTM (+) khác biệt rõ rệt so với nhóm ĐTM (-): HFQRS và LAHF cao hơn (110,35 ± 16,45 và 41,08 ± 5,38ms) so với (81,03 ± 9,49 và 29,71 ± 7,57ms); còn RMS40 = 16,81 ± 3,96mcV nhỏ hơn so với 29,26 ± 10,96mcV ở nhóm ĐTM (-) (p<0,05). Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm thiếu máu cơ tim diện rộng 59,3%, thiếu máu thành trước: 58,8%, thành sau: 43,8%. Ở nhóm có EF < 40%: HFQRS: 104,96 ± 19,95ms và LAHF: 38,43 ± 7,49ms lớn hơn so với 89,60 ± 17,80ms và 33,15 ± 8,77ms; ngược lại RMS40: 20,04 ± 6,60mcV nhỏ hơn so với 25,43 ± 11,28mcV ở nhóm EF ≥  40%. Tỷ lệ gặp ĐTM (+) ở nhóm có rối loạn vận động thành là 57,1%. Kết luận: ĐTM (+) gặp ở 38,3% số bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ. Các yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện ĐTM (+) gồm: Tuổi trẻ mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, chiều cao, vị trí thiếu máu cơ tim (diện rộng, thành trước, thành sau), phân suất tống máu giảm, rối loạn vận động thành thất.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt (2014) Thực hành bệnh tim mạch: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Dushina AG, Libis RA (2017) Late ventricular potentials in chronic heart failure patients with preserved ejection fraction. Almanac of Clinical Medicine 45(3): 247-253.
3. Zareba W, Pracka H, Oszczygieł S, Dabrowski A, Giec L, Trusz-Gluza M, Marciniak W, Ciemniewski Z, Piwoński M (1990) Late ventricular potentials and ventricular arrhythmia in patients with stable ischemic heart disease. Kardiol Pol 33(7): 16-22.
4. Eberli FR, Krayenbühl HP, Carli S, Hirzel HO (1989) Late potentials and ventricular arrhythmia in patients with chronic coronary heart disease. Schweiz Med Wochenschr 119(4): 116-1124.
5. Gomes JA (1988) The role of the signal-averaged electrocardiogram in the prediction of sudden death. Current Opinion in Cardiology 3(4): 520-524.
6. Zimmermann M, Adamec R, Simonin P, Richez J (1985) Prognostic significance of ventricular late potentials in coronary artery disease. American Heart Journal 109(4): 725-732.
7. Myerburg RJ, Junttila MJ (2012) Sudden cardiac death caused by coronary heart disease. Circulation. 125(8): 1043-1052.
8. Gatzoulis KA, Arsenos P, Trachanas K, Dilaveris P, Antoniou C, Tsiachris D, Sideris S, Kolettis TM, Tousoulis D (2018) Signal-averaged electrocardiography: Past, present, and future. J Arrhythm 34(3): 222-229.
9. Savard P, Rouleau JL, Ferguson J, Poitras N, Morel P, Davies RF, Stewart DJ, Talajic M, Gardner M, Dupuis R, Lauzon C, Sussex B, Potvin L, Warnica W (1997) Risk stratification after myocardial infarction using signal-averaged electrocardiographic criteria adjusted for sex, age, and myocardial infarction location. Circulation 96(1): 202-213.