Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường tĩnh mạch bằng hỗn hợp nefopam kết hợp với fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển (PCA) sau phẫu thuật cố định cột sống

  • Lê Xuân Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Thạch Bộ môn Gây mê hồi sức-Học viện Quân y
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

PCA, fentany, nefopam, giảm đau sau mổ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau đường tĩnh mạch bằng hỗn hợp nefopam kết hợp với fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển (PCA) sau phẫu thuật cố định cột sống. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm F: PCA tĩnh mạch bằng fentanyl 10µg/ml và nhóm FN: PCA tĩnh mạch bằng hỗn hợp fentanyl 10µg/ml và nefopam 1,2mg/ml. Tiến hành PCA ngay sau khi điểm VAS ≥ 4 trong vòng 48 giờ, liều nền tính theo fentanyl: 0,25µg/kg/h; liều bolus: 0,5ml (fentanyl 5µg), thời gian khóa 10 phút; liều tối đa/4 giờ: 15ml. Kết quả: Hai nhóm tương đồng về đặc điểm nhân trắc, phẫu thuật và lượng thuốc dùng trong mổ. Điểm VAS trung bình khi nghỉ đều dưới 3,5 và không có khác biệt ở 2 nhóm. Điểm VAS trung bình khi vận động ở nhóm FN thấp hơn so với nhóm F ở ngày thứ 2 sau khi dùng PCA (p<0,05). Lượng tiêu thụ fentanyl trong 48 giờ dùng cho PCA ở nhóm FN thấp hơn 15,2% so với nhóm F (tương ứng là 631,7 ± 51,5µg và 744,6 ± 84,2µg với p<0,05), tỷ lệ A/D cả 2 nhóm đều > 70%, ở nhóm FN cao hơn nhóm F ở thời điểm 24 giờ với p<0,05. Số lần bấm yêu cầu của BN ở nhóm FN (11,4 ± 7,6) ít hơn nhóm F (20,8 ± 11,0) với p<0,05. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng ở nhóm FN cao hơn nhóm F (tương ứng là 77,1% và 62,9% với p<0,05). Kết luận: Sử dụng PCA tĩnh mạch nefopam kết hợp với fentanyl để

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2019) Quyết định 3869/QĐ_BYT, Quyết định ban hành các mẫu phiếu và hướng dẫn khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.
2. Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2013) Hiệu quả của phương pháp giảm đau do BN kiểm soát (PCA) đường tĩnh mạch sử dụng kết hợp Morphin và Ketamine sau các phẫu thuật lớn tại ổ bụng. Tạp chí nghiên cứu Y học, 83 (3), tr. 60-673.
3. Cheung CW et al (2009) An audit of postoperative intravenous patient-controlled analgesia with morphin: Evolution over the last decade. Eur J Pain 13(5): 464-471
4. Gurbet A et al (2004) Comparison of analgesic effects of morphin, fentanyl, and remifentanil with intravenous patient-controlled analgesia after cardiac surgery. J Cardiothorac Vasc Anesth 18(6): 755-758.
5. Jin HS, Kim YC, Yoo Y et al (2016) Opioid sparing effect and safety of nefopam in patient controlled analgesia after laparotomy: A randomized, double blind study. J Int Med Res 44(4): 844-854.
6. Kim K, Kim WJ, Choi DK et al (2014) The analgesic efficacy and safety of nefopam in patient-controlled analgesia after cardiac surgery: A randomized, double-blind, prospective study. Journal of international medical research 42(3): 684–692.
7. Lee S, Kim H et al (2021) The analgesic efficacy of nefopam in patient-controlled analgesia after laparoscopic gynecologic surgery: A randomized, double-blind, non-inferiority study. J. Clin. Med 10: 1043. https://doi.org/ 10.3390/jcm10051043.
4. Nielsen RV, Fomsgaard JS, Dahl JB, Mathiesen O (2014) Insufficient pain management after spine surgery. Dan Med J 61: 4835.
5. Macintyre PE (2001) Safety and efficacy of patient-controlled analgesia. Br J Anaesth 87(1): 36-46.
6. Michelet P et al (2007) Adding ketamine to morphin for patient controlled analgesia after thoracic surgery: Influence on morphin consumption, respiratory function, and nocturnal desaturation. Br J Anaesth 99(3): 396-403.
7. Mimoz O, Incagnoli P, Josse C et al (2001) Analgesic efficacy and safety of nefopam vs. propacetamol following hepatic resection. Wiley Online Library.
8. Nesher N et al (2009) Morphin with adjuvant ketamine vs higher dose of morphin alone for immediate post thoracotomy analgesia. Chest, 136(1): 245- 252.
9. Son JS, Doo A, Kwon YJ et al (2017) A comparison between ketorolac and nefopam as adjuvant analgesics for postoperative patient-controlled analgesia: A randomized, double-blind, prospective study. Korean Journal of Anesthesiology 70(6): 612–618.
10. Unlugenc H et al (2003) Postoperative pain management with intravenous patient-controlled morphin: Comparison of the effect of adding magnesium or ketamine. Eur J Anaesthesiol 20(5): 416-421.
11. Walder B et al (2001) Efficacy and safety of patient-controlled opioid analgesia for acute postoperative pain. A quantitative systematic review. Acta Anaesthesiol Scand 45(7): 795-804.