Kết quả bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ở bệnh nhân xẹp thân đốt sống có vỡ thành sau

  • Hoàng Gia Du Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Bơm xi măng tạo hình thân đốt sống, xẹp đốt sống có vỡ thành sau, xẹp đốt sống do loãng xương.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính anh toàn của bơm xi măng sinh học tạo hình thân đốt sống ở bệnh nhân xẹp thân đốt sống ngực thắt lưng do loãng xương có vỡ thành sau. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng hồi cứu trên một nhóm bệnh nhân, so sánh trước và sau phẫu thuật. Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS, chức năng cột sống thắt lưng theo thang điểm ODI, chiều cao thân đốt sống xẹp; góc Cobb trước và sau phẫu thuật; lượng xi măng được bơm; vị trí rò xi măng. Thời gian theo dõi trung bình là 417 ngày. Kết quả: Nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân (BN) có tuổi trung bình 71,35 (54-85); tỷ lệ nữ/nam là 5,7. Mật độ xương cột sống trung bình: -3,5. ASA từ 2 trở lên chiếm 75%. Khởi phát thường tự nhiên hoặc sau 1 chấn thương nhẹ (95%). Vị trí đốt sống xẹp hay gặp nhất là L1 với tỷ lệ 45%. Lượng xi măng trung bình được bơm vào 1 thân đốt sống là 7,55ml (4,8-10ml). Rò xi măng ra ngoài thân đốt sống gặp ở 40% trường hợp trong đó có 1 trường hợp rò xi măng vào trong ống sống không triệu chứng. Điểm VAS lưng và ODI trước bơm xi măng trung bình là 6,65 và 74,78%; tại thời điểm khám lại đã giảm đáng kể còn 0,45 điểm và 10,65% (p<0,05). Tỷ lệ chiều cao 2 vị trí trước và giữa của thân đốt xẹp trước bơm xi măng lần lượt là 57,58%, 59,04% tăng lên đáng kể sau bơm xi măng tương ứng là 82,50%, 81,88%. Góc Cobb gù vùng cũng giảm xuống có ý nghĩa từ 18,380 trước bơm xi măng xuống còn 10,960 sau bơm xi măng (p<0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng xẹp đốt sống do loãng xương có vỡ thành sau và không có chèn ép thần kinh không có chống chỉ định đối với phẫu thuật tạo hình thân đốt sống bằng bơm xi măng sinh học.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Layton KF, Thielen KR, Koch CA et al (2007) Vertebroplasty, first 1000 levels of a single center: Evaluation of the outcomes and complications. AJNR Am J Neuroradiol 28(4): 683-689.
2. Tsou IY, Goh PY, Peh WC et al (2002) Percutaneous vertebroplasty in the management of osteoporotic vertebral compression fractures: Initial experience. Ann Acad Med Singapore 31(1):15-20.
3. Zidan I, Fayed AA, Elwany A (2018) Multilevel percutaneous vertebroplasty (more than three levels) in the management of osteoporotic fractures. J Korean Neurosurg Soc 61(6): 700-706.
4. Abdelgawaad AS, Ezzati A, Govindasamy R et al (2018) Kyphoplasty for osteoporotic vertebral fractures with posterior wall injury. Spine J 18(7): 1143-1148.
5. Moser M, Jost J, Nevzati E (2021) Kyphoplasty versus percutaneous posterior instrumentation for osteoporotic vertebral fractures with posterior wall injury: A propensity score matched cohort study. J Spine Surg 7(1): 68-82.
6. Roberts TT, Leonard GR, Cepela DJ (2017) Classifications in brief: American spinal injury association (asia) impairment scale. Clin Orthop Relat Res 475(5): 1499-1504.
7. Fairbank JC, Pynsent PB (2000) The oswestry disability index. spine (Phila Pa 1976) 25(22): 2940-52; discussion 2952.
8. Li Y, Qian Y, Shen G et al (2021) Safety and efficacy studies of kyphoplasty, mesh-container-plasty, and pedicle screw fixation plus vertebroplasty for thoracolumbar osteoporotic vertebral burst fractures. 16(1): 434.
9. Lee ST, Chen JF (2004) Closed reduction vertebroplasty for the treatment of osteoporotic vertebral compression fractures. Technical note, J Neurosurg 100(4): 392-396.
10. Campbell WI, Lewis S (1990) Visual analogue measurement of pain. Ulster Med J 59(2): 149-154.
11. Zhan Y, Jiang J, Liao H et al (2017) Risk factors for cement leakage after vertebroplasty or kyphoplasty: A meta-analysis of published evidence. World Neurosurg 101: 633-642.
12. Oner FC, Verlaan JJ, Verbout AJ et al (2006) Cement augmentation techniques in traumatic thoracolumbar spine fractures. Spine (Phila Pa 1976) 31(11): 89-95; discussion S104.
13. Harrington KD (2001) Major neurological complications following percutaneous vertebroplasty with polymethylmethacrylate: A case report. J Bone Joint Surg Am 83(7): 1070-1073.
14. Krüger A, Zettl R, Ziring E et al (2010) Kyphoplasty for the treatment of incomplete osteoporotic burst fractures. Eur Spin¬¬e J 19(6): 893-900.