Kết quả gần của phẫu thuật cố định cột sống sử dụng nẹp bán động B-Dyn điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả gần của việc sử dụng nẹp bán động D-Dyn trong điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 28 bệnh nhân bị bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng được điều trị bằng phẫu thuật với đường mổ phía sau giải chèn ép, cố định bằng nẹp bán động B-Dyn ở một mức cột sống thắt lưng tại Khoa Phẫu thuật theo yêu cầu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Sử dụng thang điểm VAS để đánh giá mức độ đau lưng, đau kiểu rễ; đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cột sống theo chỉ số tàn phế Owestry (ODI); biên độ vận động của đĩa đệm được đánh giá trên phim X-quang; Các dấu hiệu của bệnh nhân được đánh giá trước mổ, sau mổ và tại thời điểm thăm khám cuối cùng. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân không bị tai biến trong phẫu thuật, được theo dõi trung bình 17 tháng; điểm VAS trung bình đau lưng, đau kiểu rễ trước mổ là 6,1 ± 0,9 và 6,7 ± 0,8 giảm xuống còn 2,3 ± 0,9 và 1,9 ± 0,8 khi ra viện, tại thời điểm thăm khám cuối cùng là 1,4 ± 0,7 và 1,1 ± 0,7 với sự khác biệt giữa điểm VAS trước mổ và sau mổ có ý nghĩa thống kê (p<0,05); Điểm ODI trung bình trước mổ là 44,6 ± 3,2 giảm xuống còn 13,8 ± 2,1 tại thời điểm thăm khám cuối cùng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05); biên độ vận động trung bình của đĩa đệm tại tầng bị bệnh trước mổ là 3,5 ± 1,9 và tại thời điểm thăm khám cuối cùng là 3,1 ± 1,5, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,057). Kết luận: Phẫu thuật giải chèn ép, cố định cột sống bằng nẹp bán động B-Dyn có hiệu quản làm giảm đau nhanh chóng cho người bệnh, làm tăng chất lượng cột sống cho người bệnh mà vẫn bảo tồn được sự vận động của cột sống sau phẫu thuật.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Nakashima H, Kawakami N, Tsuji T et al (2015) Adjacent segment disease after posterior lumbar interbody fusion: Based on cases with a minimum of 10 years of follow-up. Spine (Phila Pa 1976) 40: 831-841.
3. Qian J, Bao Z, Li X et al (2016) Short-term therapeutic efficacy of the isobar TTL Dynamic internal fixation system for the treatment of lumbar degenerative disc diseases. Pain Physician 19: 853-861.
4. Fairbank JC, Pynsent PB (2000) The Oswestry Disability Index. Spine (Phila Pa 1976) 25: 2940-2952.
5. Markwalder T-M, Wenger M (2002) Adjacent-segment morbidity. J Neurosurg 96: 139-140.
6. Park P, Garton HJ, Gala VC et al (2004) Adjacent segment disease after lumbar or lumbosacral fusion: review of the literature. Spine (Phila Pa 1976) 29: 1938-1944.
7. Highsmith JM, Tumialán LM, Rodts GEJ (2007) Flexible rods and the case for dynamic stabilization. Neurosurg Focus 22: 11.
8. Urrutia J, Besa P, Campos M et al (2016) The Pfirrmann classification of lumbar intervertebral disc degeneration: An independent inter- and intra-observer agreement assessment. Eur Spine J 25: 2728-2733.
9. Li Z, Li F, Yu S et al (2013) Two-year follow-up results of the Isobar TTL Semi-Rigid Rod System for the treatment of lumbar degenerative disease. J Clin Neurosci 20: 394-399.
10. Hrabálek L, Wanek T, Adamus M (2011) Treatment of degenerative spondylolisthesis of the lumbosacral spine by decompression and dynamic transpedicular stabilisation. Acta Chir Orthop Traumatol Cech78: 431-436.
11. Fu L, France A, Xie Y et al (2014) Functional and radiological outcomes of semi-rigid dynamic lumbar stabilization adjacent to single-level fusion after 2 years. Arch Orthop Trauma Surg 134: 605-610.
12. Gao J, Zhao W, Zhang X et al (2014) MRI analysis of the ISOBAR TTL internal fixation system for the dynamic fixation of intervertebral discs: A comparison with rigid internal fixation. J Orthop Surg Res 9: 43.