Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh do dị tật nửa thân đốt sống bằng phẫu thuật lấy bỏ đốt sống dị dạng và cố định bằng vít qua cuống
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật lấy thân đốt dị tật và cố định bằng vít qua cuống lối sau điều trị gù vẹo cột sống do dị tật nửa thân đốt sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 12 bệnh nhân được chẩn đoán vẹo cột sống do dị tật nửa thân đốt sống chia làm 2 nhóm: Từ 5-7 tuổi và lớn hơn 7 tuổi. Được phẫu thuật lấy bỏ thân đốt dị tật qua lối sau từ năm 2014 đến năm 2021 tại Khoa Chấn thương và chỉnh hình cột sống-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Nhóm bệnh nhân từ 5 đến 7 tuổi: Góc vẹo trung bình trước phẫu thuật 45,7º, góc vẹo trung bình sau phẫu thuật 10,4º (tỷ lệ nắn chỉnh 87,3%). Góc gù trung bình trước phẫu thuật 45,5º, góc gù trung bình sau phẫu thuật 16,4º (tỷ lệ nắn chỉnh 74,2%). Nhóm bệnh nhân lớn hơn 7 tuổi: Góc vẹo trung bình trước phẫu thuật 38,7º, góc vẹo trung bình sau phẫu thuật 12,5º (tỷ lệ nắn chỉnh 67,8%). Góc gù trung bình trước phẫu thuật 22,5º, góc gù trung bình sau phẫu thuật 9,2º (tỷ lệ nắn chỉnh 58,9%). Kết luận: Phẫu thuật lấy thân đốt dị dạng lối sau kết hợp cố định bằng vít qua cuống đối với bệnh nhân dị tật nửa thân đốt sống là phương pháp nắn chỉnh gù vẹo hiệu quả, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm để đạt kết quả nắn chỉnh tốt và bảo tồn được nhiều đơn vị vận động.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
1. Douglas Hedden (2007) Management themes in congenital scoliosis. J Bone Joint Surg: 72-78.
3. Jalanko T, Rintala R, Puisto V, Helenius I (2011) Hemivertebra resection for congenital scoliosis in young children: Comparison of clinical, radiographic, and health-related quality of life outcomes between the anteroposterior and posterolateral approaches. Spine: 41-49.
4. James TG, John FS (2006) Congenital and developmental deformities of the spine in children with myelomeningocele. J Am Acad Orthop Surg: 294-302.
5. John PD, Christopher H (2012) Congenital anomalies of the spinal column and spinal cord. J Am Acad Orthop Surg: 405-411.
6. Lei Wang, Yuemin Song (2011) Comparison of one-stage anteroposterior and posterior-alone hemivertebrae resection combined with posterior correction for hemivertebrae deformity. Indian J Orthop: 492-499.
7. Mladenov K, Kunkel P, Stuecker R (2012) Hemivertebra resection in children, results after single posterior approach and after combined anterior and posterior approach: A comparative study. Eur Spine: 506-513.
8. Peng X, Chen L, Zou X (2011) Hemivertebra resection and scoliosis correction by a unilateral posterior approach using single rod and pedicle screw instrumentation in children under 5 years of age. J Pediatr Orthop: 397-403.
9. Ruf M, Harms J (2003) Posterior hemivertebra resection with transpedicular instrumentation: Early correction in children aged 1 to 6 years. Spine: 2132-2138.
10. Wang S, Zhang J (2013) Posterior hemivertebra resection with bisegmental fusion for congenital scoliosis: More than 3 year outcomes and analysis of unanticipated surgeries. Eur Spine J: 387-393.
11. Wang SR, Zhang JG, Qiu GX (2011) The efficacy and complications of posterior hemivertebra resection with monosegmental fusion for congenital scoliosis. PubMed - indexed for MEDLINE.
12. Wang Y, Lu N (2010) Posterior deformity vertebra resection with pedicle instrumentation in treatment of congenital scoliosis or kyphoscoliosis in child and adolescent patients. PubMed - indexed for Medline.
13. Yaszay B, O'Brien M (2011) Efficacy of hemivertebra resection for congenital scoliosis: A multicenter retrospective comparison of three surgical techniques. Spine: 2052-2060.
14. Sun W, Zhang JG, Qiu GX, Wang SR, Zhao YJ, Zhao LJ (2012) Comparison of two techniques in hemivertebra resection: Anterior-posterior approach versus posterior approach. Zhonghua Yi Xue Za Zhi 92(11): 756-759.