Kinh nghiệm bước đầu ứng dụng kéo giãn bằng khung Halo điều trị bệnh nhân vẹo cột sống tự phát biến dạng rất lớn ở người trưởng thành

  • Phan Trọng Hậu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Trọng Thoan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Quyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cao Hữu Từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Thuỵ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thanh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Kéo giãn bằng khung Halo, vẹo cột sống nặng

Tóm tắt

Mục tiêu: Báo cáo kinh nghiệm bước đầu ứng dụng kéo giãn cột sống qua sọ bằng khung Halo điều trị bệnh nhân vẹo cột sống tự phát người trưởng thành có biến dạng cột sống rất lớn. Đối tượng và phương pháp: Ba bệnh nhân vẹo cột sống có biến dạng vẹo rất lớn được phẫu thuật cắt đĩa đệm vùng đỉnh vẹo qua lồng ngực. Bệnh nhân được kéo giãn cột sống qua sọ và tiếp theo được phẫu thuật nắn chỉnh, cố định biến dạng cột sống, ghép xương phía sau. Thời gian theo dõi trung bình 55 tháng. Kết quả: Ba bệnh nhân có góc vẹo cột sống ban đầu từ 138-147 độ và góc gù từ 80-138 độ. Tất cả bệnh nhân được lấy 4-5 đĩa đệm tại vùng đỉnh. Bệnh nhân được kéo giãn bằng khung Halo tại giường bệnh trong thời gian từ 1-3 tuần. Lực kéo giãn tối đa là 38% trọng lượng cơ thể. Hiệu quả nắn chỉnh do kéo giãn cột sống qua sọ đạt 21-51%. Kết quả nắn chỉnh cuối cùng đạt 50,5-59% biến dạng vẹo và 34-64% biến dạng gù. Kết luận: Bệnh nhân được kéo giãn cột sống qua sọ ở tư thế đối lực tốt có hiệu quả nắn chỉnh tốt hơn và nên duy trì thời gian kéo trong vòng 3 tuần. Phẫu thuật nắn chỉnh và cố định biến dạng gù, vẹo rất lớn và cứng có thể đạt kết quả nắn chỉnh tốt sau khi cột sống kéo giãn qua sọ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Wantanabe K, Lenke LG, Bridwell KH, Kim YJ, Hensley M, Koester L (2010) Efficacy of perioperative halo gravity traction for treatment of severe scoliosis (100°). J Orthop Sci 15: 720-730.
2. Park DK, Braaksma B, Hammerberg KW, Sturm P (2013) The efficacy of preoperative halo-gravity traction in pediatric spinal deformity the effect of traction duration. J Spinal Disord Technol 26:146-154.
3. Silva LECT, Barros AGC, Azevedo GBL (2015) Management of severe and rigid idiopathic scoliosis. Eur J Surg Traumatol 25(1): 7-12.
4. Nemani VM, Kim HJ, Bjerke-Kroll BT, Yagi M, Sacramento-Dominguez C, Akoto H, Papadopoulos EC, Sanchez-Perez-Grueso F, Pellise F, Nguyen JT, Wulff I, Ayamga J, Mahmud R, Hodes R.M, Boachie-Adjei O, Group FSS (2015) Preoperative halo-gravity traction for severe spinal deformities at an SRS-GOP site in West Africa: protocols, complications, and results. Spine 40: 153-161.
5. Koptan W, ElMiligui Y (2012) Three-staged correction of severe rigid idiopathic scoliosis using limited halo-gravity traction. Eur Spine J 21: 1091-1098.
6. Yang C, Wang H, Zheng Z, Zhang Z, Wang J, Liu H, Kim YJ, Cho S (2016) Halo-gravity traction in the treatment of severe spinal deformity: A systematic review and meta-analysis. Eur Spine J DOI 10.1007/s00586-016-4848-y.
7. Wang Y, Xie J, Zhao Z, Li T, Bi N, Shi Z, Cai Y, Zhang Y (2015) Preoperative short-term traction prior to posterior vertebral column resection: Procedure and role. Eur Spine J DOI 10.1007/s00586-014-3752-6.
8. Suk SI, Kim JH, Cho KJ, Kim SS, Lee JJ, Han YT (2007) Is anterior release necessary in severe scoliosis treated by posterior segmental pedicle screw fixation? Eur Spine J 16: 1359-1365.
9. Zhang Y, Tao L, Hai Y, Yang J, Zhou L, Yin P, Pan A, Lui C (2019) One-Stage posterior multiple-level asymmetrical ponte osteotomies versus single-level posterior vertebral column resection for severe and rigid adult idiopathic scoliosis. Spine 44(20): E1196-E1205.