Hiệu quả của bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên: Tổng quan hệ thống và phân tích gộp

  • Lê Duy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Anh Thắng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Thị Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Tứ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Chi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Bài tập phục hồi chức năng, vẹo cột sống, vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên

Tóm tắt

Vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên là nguyên nhân phổ biến nhất trong số các nguyên nhân gây nên vẹo cột sống. Các biện pháp điều trị không phẫu thuật, đặc biệt là bài tập phục hồì chức năng cho người bệnh vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên kết hợp với sử dụng hoặc không sử dụng áo nẹp đã được chứng minh là có hiệu quả cao trên thế giới tuy nhiên ở Việt Nam việc áp dụng các phương pháp này vẫn còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Phân tích 9 đề tài đã tham khảo được từ nguồn dữ liệu Pubmed cho thấy hầu hết người bệnh mắc vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên có mức độ vẹo cột sống ở mức trung bình (27,31 độ), với tỷ lệ nữ giới chiếm ưu thế 84,08%. Các chương trình phục hồi chức năng rất đa dạng, chủ yếu sử dụng các bài tập theo phương pháp Schroth và các bài tập theo phương pháp tiếp cận khoa học đối với chứng vẹo cột sống (Scientific exercises approach to scoliosis hay SEAS). Các bài tập phục hồi chức năng cho người bệnh vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên kết hợp với sử dụng hoặc không sử dụng áo nẹp có hiệu quả trong việc làm giảm góc Cobb và giảm góc xoay thân đốt sống, vì vậy chúng tôi khuyến cáo nên áp dụng các phương pháp này trong điều trị người bệnh vẹo cột sống vô căn khởi phát thanh thiếu niên càng sớm càng tốt

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trịnh Quang Dũng (2015) Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO. Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Lan (2013) Thực trạng vẹo cột sống ở học sinh huyện Mỹ Đức, Hà Nội và nhu cầu phục hồi chức năng. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học y Hà Nội.
3. Anwer S, Alghadir A, Abu Shaphe M et al (2015) Effects of exercise on spinal deformities and quality of life in patients with adolescent idiopathic scoliosis. BioMed Res Int: 123848.
4. Burwell RG, Aujla RK, Grevitt MP et al (2009) Pathogenesis of adolescent idiopathic scoliosis in girls - a double neuro-osseous theory involving disharmony between two nervous systems, somatic and autonomic expressed in the spine and trunk: possible dependency on sympathetic nervous system and hormones with implications for medical therapy. Scoliosis 4: 24.
5. Burwell RG, Dangerfield PH, Moulton A et al (2008) Etiologic theories of idiopathic scoliosis: autonomic nervous system and the leptin-sympathetic nervous system concept for the pathogenesis of adolescent idiopathic scoliosis. Stud Health Technol Inform 140: 197-207.
6. Gao C, Zheng Y, Fan C et al (2019) Could the clinical effectiveness be improved under the integration of orthotic intervention and scoliosis-specific exercise in managing adolescent idiopathic Scoliosis?: A randomized controlled trial study. Am J Phys Med Rehabil 98(8): 642–648.
7. Gür G, Ayhan C, Yakut Y (2017) The effectiveness of core stabilization exercise in adolescent idiopathic scoliosis: A randomized controlled trial. Prosthet Orthot Int 41(3): 303-310.
8. Horng MH, Kuok CP, Fu MJ et al (2019) Cobb angle measurement of spine from X-ray images using convolutional neural network. Comput Math Methods Med: 6357171.
9. Kaelin AJ (2020) Adolescent idiopathic scoliosis: Indications for bracing and conservative treatments. Ann Transl Med, 8(2), 28.
10. Kocaman H, Bek N, Kaya MH et al (2021) The effectiveness of two different exercise approaches in adolescent idiopathic scoliosis: A single-blind, randomized-controlled trial. PloS One 16(4): 0249492.
11. Matusik E, Durmala J, Olszanecka-Glinianowicz M. et al (2020) Association between bone turnover markers, leptin, and nutritional status in girls with adolescent idiopathic scoliosis (AIS). Nutrients 12(9): 2657.
12. Mohamed RA, Yousef AM (2021) Impact of Schroth three-dimensional vs. proprioceptive neuromuscular facilitation techniques in adolescent idiopathic scoliosis: A randomized controlled study. Eur Rev Med Pharmacol Sci 25(24): 7717-7725.
13. Schreiber S, Parent EC, Khodayari Moez E et al (2016) Schroth physiotherapeutic scoliosis-specific exercises added to the standard of care lead to better cobb angle outcomes in adolescents with idiopathic scoliosis - an assessor and statistician blinded randomized controlled trial. PloS One 11(12): 0168746.
14. Sung S, Chae HW, Lee HS et al (2021) Incidence and surgery rate of idiopathic scoliosis: A nationwide database study. Int J Environ Res Public Health 18(15): 8152.
15. Yagci G, Ayhan C, Yakut Y (2018) Effectiveness of basic body awareness therapy in adolescents with idiopathic scoliosis: A randomized controlled study1. J Back Musculoskelet Rehabil 31(4): 693-701.
16. Yagci G, Yakut Y (2019) Core stabilization exercises versus scoliosis-specific exercises in moderate idiopathic scoliosis treatment. Prosthet Orthot Int 43(3): 301-308.
17. Zheng Y, Dang Y, Yang Y et al (2018) Whether orthotic management and exercise are equally effective to the patients with adolescent idiopathic scoliosis in Mainland China?: A randomized controlled trial study. Spine 43(9): 494-503.
18. Langensiepen S, Stark C, Sobottke R et al (2017) Home-based vibration assisted exercise as a new treatment option for scoliosis - A randomised controlled trial. J Musculoskelet Neuronal Interact 17(4): 259-267.