Nghiên cứu thay đổi của một số chỉ số cầm đông máu ở phụ nữ mang thai

  • Nguyễn Gia Vũ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Số lượng tiểu cầu, chức năng cầm đông máu, phụ nữ mang thai

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi của một số chỉ số cầm đông máu ở phụ nữ có thai. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành theo dõi dọc ở 40 phụ nữ mang thai đến khám thai tại Khoa Khám bệnh và Khoa Sản - Phụ khoa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2019; nhóm chứng có 30 phụ nữ khỏe mạnh, không mang thai, có tuổi tương đương. Đối tượng nghiên cứu được làm xét nghiệm (XN) đếm số lượng tiểu cầu (SLTC), tỷ lệ prothrombin (PT (%)), APTT, định lượng fibrinogen ở 3 thời điểm của tuổi thai: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối và so sánh với nhóm chứng. Kết quả: Số lượng tiểu cầu ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối ở phụ nữ mang thai là 255,35 ± 45,11G/L; 245,83 ± 44,81G/L và 235,30 ± 41,43G/L. Tỉ lệ prothrombin lần lượt là 110,10 ± 9,09%; 111,43 ± 9,66% và 112,15 ± 13,98%. Thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa ở 3 giai đoạn mang thai lần lượt là 28,42 ± 2,48s; 28,42 ± 2,45s và 27,96 ± 2,13s. Lượng fibrinogen ở 3 tháng đầu là 3,92 ± 0,74g/L; 3 tháng giữa là 4,24 ± 0,82g/L và 3 tháng cuối là 4,49 ± 0,78. Kết luận: Số lượng tiểu cầu ở 3 tháng cuối giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng và so với 3 tháng đầu thai kì. PT (%) và thời gian APTT trong thai kì thay đổi không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Lượng fibrinogen ở phụ nữ mang thai tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hoàng Hương Huyền (2010) Nghiên cứu tình trạng đông cầm máu ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. J. D. P., Jessica AR, David RD (2018) Platelet Counts during Pregnancy. New England Journal of Medicine 379: 32-43.
3. GS Piazze J, Spagnuolo A (2011) Platelets in pregnancy. Journal of Prenatal Medicine 5: 90-92.
4. Boehlen F, Hohlfeld P, Extermann P et al (2000). Platelet count at term pregnancy: A reappraisal of the threshold. Obstetrics and gynecology 95: 29-33.
5. JY Liu XH, Shi H (2009) Prospective, sequential, longitudinal study of coagulation changes during pregnancy in Chinese women. Gynaecol Obstet 105: 240-243.
6. AA Lanir N, Brenner B (2003) Procoagulant and anticoagulant mechanisms in human placenta. Semin Thromb Hemost 29: 175-184.
7. Phạm Thị Minh Ngọc (2018) Nghiên cứu một số chỉ số đông máu của thai phụ. Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
8. A Durotoye I, Babatunde AS, Olawumi HO (2012) Haemostatic Parameters during Pregnancy in Ilorin, Nigeria. Trop. J. of Health. Sci 19: 18-22.
9. A. O. (2016) Hematological changes in pregnancy - the preparation for intrapartum blood loss. Obstet. Gynecol. Int. J 4: 1-5.
10. EC Paolo S (2013) Hemostatic changes in pregnancy. Reviews in Health Care 4: 31-39.