Áp dụng thang điểm Clavien-Dindo trong theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Biến chứng phẫu thuật, thang điểm Clavien Dindo., tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ

Tóm tắt

 Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá áp dụng thang điểm Clavien-Dindo cải tiến trong theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ. Đối tượng và phương pháp: Mô tả tiến cứu 72 trường hợp sỏi thận được điều trị tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2020 đến tháng 04/2020. Áp dụng thang điểm Clavien Dindo cải tiến phân loại các biến chứng. Kết quả: 72 bệnh nhân: 51 nam (70,8%)/21 nữ (29,2%). Tuổi trung bình 52,2 ± 10,2 tuổi (30 ÷ 80). Sỏi thận đài dưới (50,0%), sỏi bể thận (22,2%), sỏi bể thận và 1 đài (26,4%). Thời gian phẫu thuật trung bình 87,5 ± 21,7 phút (40 ÷ 140). Tất cả sỏi thận đều được tán sỏi qua da thành công. Biến chứng sau phẫu thuật gặp 09 bệnh nhân (12,5%) do sốt sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình 6,8 ± 3,6 ngày (5 ÷ 10 ngày). Dẫn lưu thận rút sau 2,0 ± 0,76 ngày. Không gặp các biến chứng khác. Kết luận: Sử dụng thang điểm Clavien Dindo cải tiến trong đánh giá biến chứng phẫu thuật giúp cho việc thống kê các biến chứng được hệ thống, giúp cho công tác theo dõi bệnh nhân của điều dưỡng được hiệu quả hơn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Đức, Trần Lê Phương Linh (2005) Kết quả một số thay đổi kỹ thuật trong lấy sỏi thận qua da. Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 9, tr. 91-94.
2. Nguyễn Đạo Thuấn, Vũ Văn Ty, Nguyễn Văn Hiệp và cộng sự (2005) Kết quả lấy sỏi thận, niệu quản nội soi qua da trên 622 bệnh nhân. Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 85-91.
3. Vũ Nguyễn Khải Ca (2009) Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tán sỏi qua da trong điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Việt Đức.
4. Clavien PA, Barkun J, Michelle L, Oliveira ML, Vauthey JN & Dindo D (2009) The Clavien-Dindo classification of surgical complications: Five-year experience. Annals of Surgery 250(2): 187-196.
5. Dindo D, Clavien PA (2008) What is a surgical complication?. World J Surg 32(6): 939-941.
6. Dindo D, Clavien PA (2010) Quanlity assessment in surgery: Mission impossible?. BioMed Central Switzerland, published by University Hospital Zurich.
7. Endre H, Munim Khan A, Tibor Fl, Csaba T, Morshed AS (2004) Endoscopic management of pediatric urolithiasis in a developing country. Jan Pediatric urology: 159-162.
8. Tefekli A, Ali Karadag M, Tepeler K, Sari E, Berberoglu Y, Baykal M et al (2008) Classification of percutaneous nephrolithotomy complications using the modified Clavien grading system: Looking for a standard. Eur Urol 53: 184-190.
9. Rosette J, Assimos D, Desai M, Gutierrez J, Lingeman J, Scarpaet R et al (2011) The clinical research office of the endourological society percutaneous nephrolithotomy global study: Indications, complications, and outcomes in 5803 patients. J Endourol 25: 11-17.
10. Maurice Stephan Michel, Lutz Trojan, Jens Jochen Rassweiler (2017) Complications in Percutaneous Nephrolithotomy. Europea Urology 51(2007): 899-899.