Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Thị Hiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chăm sóc hậu phẫu, ung thư biểu mô tế bào gan, cắt gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 115 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa Phẫu thuật Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Kết quả: Các chỉ số sinh tồn ở mức độ cho phép, tỷ lệ bệnh nhân có sốt ở ngày thứ 2 và thứ 3 thấp chỉ có 4,34%. Tỷ lệ nề đỏ vết mổ ngày nhất là 10,43%, đọng dịch ngày hai là 6,09%; đến khi ra viện 100% vết mổ khô. 82,61% bệnh nhân được thay băng hằng ngày. Thời gian rút dẫn lưu chủ yếu là sau 72 giờ: 70,21%, 100% bệnh nhân đi bỏ khung trong ngày ra viện; tỷ lệ bệnh nhân ăn uống bình thường ngày thứ 4 và 5 sau mổ lần lượt là 83,48%, 94,78%. 10,43% bệnh nhân có nhiễm khuẩn vết mổ nông. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy chăm sóc người bệnh cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan rất quan trọng nhằm phát hiện các biến chứng, giúp người bệnh giảm đau, phục hồi nhanh, góp phần cho sự thành công của phẫu thuật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Dương Thị Bình Minh, Lê Văn Thạch, Nguyễn Thanh Hương (2013) Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị. Báo Y học thực hành, tập 876, số 7, tr. 125-129.
2. Bùi Thị Bích Ngà (2011) Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương năm 2011. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
3. Vũ Văn Quang (2019) Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật kiểm soát cuống Glisson theo Takasaki trong cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Luận án Tiến sĩ Y học, Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108.
4. Nguyễn Thị Thùy Trâm (2014) Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2014. Luận văn thạc sĩ, Trường DDại học Y tế Công cộng.
5. Ashok T and Wei-Chen L (2013) Critical care issues after major hepatic surgery. Chapter 4: 83-103.
6. Cheng-Yuan H, Gar-Yang C, Kuang-Liang K, Che-Chuan L, Wing-Yiu L, Chew-Wun W (2003) Factors for prolonged length of stay after elective hepatectomy for hepatocellular carcinoma. The surgeon's role in the managed care era. Hepatogastroenterology 50(51): 798-804.
7. GLOBOCAL IARC (2012) Cancer fact sheet: Liver caner incidence and mortality wordwide.
8. Lindsay JW, Karen R O’Bosky, Jukes PN, Maheswari S (2012) Postoperative management after hepatic resection. J Gastrointest Oncol 3: 41-47.
9. Richter B, Schmandra TC, Golling M, Bechstein WO (2006) Nutritional support after open liver resection: A systematic review. Dig Surg 23: 139-145.
10. Yufeng Liu et al (2018) Evaluation of intravenous parecoxib infusion pump of patient-controlled analgesia compared to fentanyl for postoperative pain management in laparoscopic liver resection. Med Sci Monit 24: 8224-8231.