Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân ung thư tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ

  • Phan Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, ung thư, PG-SGA, BMI, albumin

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các bệnh nhân ung thư khi mới nhập viện vào điều trị tại Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ. Đối tượng và phương pháp: 100 bệnh nhân lần đầu vào Khoa Chống đau và Chăm sóc giảm nhẹ được khảo sát một số chỉ tiêu lâm sàng, xét nghiệm và đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm đánh giá tổng thể chủ quan PG-SGA (Scored Patient - Generated Subjective Global Assessment). Kết quả: Bệnh nhân nam chiếm 68%, có 63% bệnh nhân ≥ 60 tuổi, 64% bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa, 82% giai đoạn IV, 32% có bệnh kết hợp và 20% có tình trạng toàn thân ECOG = 3 điểm. Đánh giá theo BMI có 19% gầy nhẹ, 12% gầy vừa, 9% quá gầy. Đánh giá theo mức albumin máu có 21% giảm nhẹ, 14% giảm vừa và 3% giảm nặng. Trong 100 bệnh nhân nghiên cứu, 78% có giảm cân, 61% có ăn giảm, 62% bệnh nhân giảm hoạt động, 100% có bệnh cần tăng nhu cầu dinh dưỡng, 40% có suy giảm cơ, mỡ, thừa dịch. Các triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống hay gặp là: Mệt mỏi (65%), chán ăn (60%), đau (28%), ăn nhanh no (25%). Đánh giá chung có 11% tình trạng dinh dưỡng tốt, 58% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 31% suy dinh dưỡng nặng. Nhóm điểm 0 - 1 chiếm 9%, nhóm điểm 2 - 3 chiếm 21%, nhóm điểm 4 - 8 chiếm 29% và nhóm ≥ 9 chiếm 61%. Kết luận: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở 100 bệnh nhân lần đầu vào khoa điều trị chúng tôi thấy 11% tình trạng dinh dưỡng tốt, 58% suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, 31% suy dinh dưỡng nặng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Freddie B, Jacques F, Isabelle S, Rebecca L. Siegel, Lindsey AT, Ahmedin J (2018) Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. Ca cancer j clin 68: 394–424.
2. Eric VC, Jann A (2005) The causes and consequences of cancer-associated malnutrition. European Journal of Oncology Nursing 9(2): 51-63.
3. Bauer J, Capra S, and Ferguson M (2002) Use of the scored patient generated subjective global assessment (PG-SGA) as a nutrition
assessment tool in patients with cancer. Eur J Clin Nutr 56(8): 779-785.
4. Ravi K, Ritesh T, Soumitra N (2015) Evaluation of nutritional status of cancer patients during treatment by patient-generated subjective global assessment: A Hospital-Based study. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention 16.
5. Nguyễn Thùy Linh (2020) Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Luận án tiến sĩ Y khoa
6. Jessica RL, Ivany AC, Celina SC, Daniel C, Daiane Spitz de S (2019) Applicability of patient-generated subjective Global assessment in palliative care. Hos Pal Med Int Jnl 3(4): 138-145.
7. Nicharach N, Jongjit A, Nicha S, Narin V, Chawalit L Validation of the scored patient-generated subjective global assessment (PG-SGA) in thai setting and association with nutritional parameters in cancer patients. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention 20.
8. Nguyễn Thị Hương Quỳnh, Trần Văn Long, Nguyễn Đăng Trường (2018) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại Bệnh viện Quân Y 103. Khoa học Điều dưỡng - tập 01 - số 03.
9. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long (2013) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày. Y học thực hành (884) - số 10/2013.
10. WHO : Global Database on Body Mass Index. , accessed: 08/05/2018.