Biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở các bệnh nhân sau đột quỵ não tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương

  • Phạm Thị Thuận Viện Y học Cổ truyền Quân đội

Main Article Content

Keywords

Trầm cảm, đột quỵ, điều dưỡng, yếu tố liên quan

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các biểu hiện trầm cảm sau đột quỵ trên người bệnh điều trị tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2018 - 2019. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm sau đột quỵ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 111 người bệnh sau đột quỵ đang được điều trị và phục hồi chức năng tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương bằng bộ công cụ sàng lọc PHQ-9. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh sau đột quỵ qua sàng lọc là 57,7%. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng trầm cảm sau đột quỵ gồm: Điều kiện kinh tế, sự thay đổi vai trò của người bệnh trong gia đình sau khi bị đột quỵ, khó khăn trong giao tiếp, khó nuốt, hiệu quả phục hồi chức năng, mức độ phụ thuộc của người bệnh, nhận thức của người bệnh về tình trạng đột quỵ, mức độ hỗ trợ xã hội và chất lượng chăm sóc điều dưỡng (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ mắc trầm cảm sau đột quỵ đang ở mức khá cao. Người bệnh sau đột quỵ tự đánh giá vai trò của bản thân trong gia đình bị ảnh hưởng (giảm hoặc phụ thuộc), có mức độ hỗ trợ xã hội thấp và nhận định về tình trạng bệnh đột quỵ một cách tiêu cực có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người bệnh khác.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Tuấn, Lê Cao Thái (2014) Đánh giá đặc tính tương đồng giữa giải phẫu thần kinh và trầm cảm sau đột quỵ nhồi máu não cấp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh 18(1).
2. Francisco JC (2010) Post-stroke depression: Can prediction help prevention? Future Neurol 5(4): 569-580.
3. Fu-ying Z,Ying-ying Y, Lei L et al (2018) Clinical practice guidelines for post-stroke depression in China. Brazilian Journal of Psychiatry.
4. Hackett ML, Kristen P (2014) Part I: frequency of depression after stroke: An updated systematic review and meta-analysis of observational studies. Int J Stroke 9(8): 2017-2025.
5. Haghgoo HA, Elmira SP, Ali SH et al (2013) Depression, activities of daily living and quality of life in patients with stroke. Journal of the Neurological Sciences 328: 87-91.
6. Halina SJ, Danuta M, Anna B et al (2010) Predictors of depressive symptoms in patients with stroke – a three-month follow-up. Neurologia 44(1): 13-20.
7. Llorca GE, Castilla G, Fernandez M et al (2014) Post-stroke depression: An update. Neurologia 30: 23-31.
8. Ning S, Qiu-Jie L, Dong-Mei L et al (2014) A Survey on 465 patients with post-stroke depression in China. Archives of Psychiatric Nursing 28(6): 368-371.
9. Robinson GR, Ricardo EJ (2016) Post-stroke depression: A review. Am J Psychiatry 173(3): 221-231.
10. Yu S, Dongdong Y, Yanyan Z et al (2017) Risk factors for Post- stroke depression: A meta-analysis. Frontiers in Aging Neuroscience 10.