Khảo sát tình trạng tăng huyết áp của người bệnh ở những ngày đầu sau ghép thận

  • Nguyễn Thị Kim Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Cúc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Bá Trình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thị Hảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phương Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Trung Hiếu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tăng huyết áp, ghép thận, sau phẫu thuật

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng, đặc điểm tăng huyết áp sau ghép thận và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Toàn bộ 57 người bệnh được ghép thận tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 12/2016 đến tháng 3/2020. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu kết hợp tiến cứu, huyết áp của các người bệnh được theo dõi trước, ngay sau khi phẫu thuật cho đến ngày thứ 10 sau ghép. Kết quả: Chỉ số trung bình huyết áp của các người bệnh sau ghép là 141/85 ± 14,6/10,3mmHg. Số ngày tăng huyết áp trung bình của một người bệnh là 7,1 ± 2,68 ngày. Theo dõi huyết áp tổng số 618 ngày sau ghép của 57 người bệnh, số ngày người bệnh có THA chiếm 68,1%, chủ yếu là tăng huyết áp độ 1 (45,7%) và tăng huyết áp hỗn hợp (41,1%). Thời gian lọc máu trên 3 năm và kiểm soát huyết áp trước ghép chưa tốt là các yếu tố làm tăng nguy cơ tăng huyết áp sau ghép, OR tương ứng 1,92 (1,10 - 3,51) và 2,03 (1,36 - 3,07). Huyết áp tâm thu có tương quan thuận mức độ yếu với BMI (r = 0,219; p < 0,001) nhưng huyết áp tâm trương không tương quan với BMI. Kết luận: Tăng huyết áp là hiện tượng phổ biến sau ghép thận. Tỷ lệ tăng huyết áp ở những ngày đầu sau ghép của nhóm người bệnh có thời gian lọc máu dài và huyết áp trước ghép chưa được kiểm soát cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm còn lại.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Mạnh (2002) Nghiên cứu một số biến chứng và kết quả bước đầu sau ghép thận ở người Việt Nam. Luận văn Cao học, Học viện Quân y, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Cường và Bùi Văn Mạnh (2009) Nghiên cứu chức năng thận ghép và một số biến chứng thường gặp sau ghép thận. Tạp chí Dược học Quân Sự, 34(3), tr. 30-35.
3. Hội Ghép tạng Việt Nam (2017) Theo dõi và điều trị sau ghép thận. Hướng dẫn ghép thận Việt Nam. Nhà xuất bản Y Học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 92-241.
4. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam (2018) Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, tr. 6-7.
5. Bots ML, Witteman JC, Hofman A et al (1996) Low diastolic blood pressure and atherosclerosis in elderly subjects. The Rotterdam study. Arch Intern Med 156(8): 843-848.