Hiệu quả áp dụng gói can thiệp phòng ngừa tổn thương mũi cho trẻ sơ sinh thở CPAP tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Vinmec Time City năm 2019

  • Tăng Thị Oanh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
  • Bùi Văn Thắng Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Main Article Content

Keywords

CPAP, tổn thương mũi, miếng dán giả da, dầu bôi trơn, kiểm tra của điều dưỡng, massage mũi.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tổn thương mũi và một số yếu tố liên quan của trẻ sơ sinh thở CPAP; đánh giá hiệu quả gói can thiệp phòng ngừa tổn thương mũi tại Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vimec Times City năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang bằng phương pháp định lượng trên 75 trẻ trong thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019. Kết quả và kết luận: Trẻ đẻ non, thở dài ngày thì có nguy cơ tổn thương mũi cao hơn trẻ đẻ đủ tháng và thở ngắn ngày. Thêm vào đó, việc áp dụng cũng như tuân thủ gói chăm sóc bao gồm các can thiệp phòng ngừa tổn thương mũi: Dùng miếng dán giả da, dầu bôi trơn, kiểm tra 1 giờ/lần của điều dưỡng, massage mũi 6 giờ/lần đều góp phần làm ngăn ngừa tổn thương mũi ở trẻ thở CPAP (p<0,05). Trong tương lai, cần đào tạo cho tất cả nhân viên y tế để có hiểu biết về CPAP, và biết thực hành gói chăm sóc dự phòng tổn thương mũi trên bệnh nhân thở CPAP.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. McNichol L, Lund C, Rosen T, Gray M (2013) Medical adhesives and patient safety: state of the science: consensus statements for the assessment, prevention, and treatment of adhesive-related skin injuries. Orthop Nurs. 32(5): 267-281.
2. Fischer C et al (2010) Nasal trauma due to continuous positive airway pressure in neonates. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 95(6): 447-451.
3. Imbulana DI, Manley BJ, Dawson JA, Davis PG, Owen LS (2018) Nasal injury in preterm infants receiving non-invasive respiratory support: a systematic review. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed 103(1): F29-F35.
4. Ota NT, Davidson J, Guinsburg R (2013) Early nasal injury resulting from the use ò nasal prongs in preterm inflants with very low birth weight: A pilot study. Rev Bras Ter Intensiva. 25(3): 245-250.
5. Sue Oliver (2011) RPA Newborn Care Clinical Practice Guidelines.
6. Xie LH (2014) Hydrocolloid dressing in preventing nasal trauma secondary to nasal continuous positive airway pressure in preterm infants. World J Emerg Med 5(3): 218-22.
7. Mahnaz Jabraeili, Mohammad A, Asghar M, Mahmood S, Zakieh S, Sakineh K (2017) The efficacy of a protocolized nursing care on nasal skin breakdown in preterm neonates receiving nasal continuous positive airway pressure. Int J Pediatr 5(1): 4217-4225