Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực bằng thang điểm NRS 2002 và NUTRIC

  • Nguyễn Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chế Minh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hương Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng, NUTRIC, NRS 2002, hồi sức tích cực

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ dinh dưỡng ở bệnh nhân Khoa Hồi sức tích cực (Intensive care unit - ICU) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TWQĐ 108) bằng thang điểm Nutritional Risk Screening 2002 (NRS 2002) và Nutritional Risk in the Critical Ill (NUTNIC) và so sánh sự tương đồng của 2 thang điểm này trong xác định nguy cơ dinh dưỡng tại Khoa Hồi sức tích cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang trên 105 bệnh nhân người lớn nhập Khoa Hồi sức tích cực (A12) - Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 6 đến tháng 8/2020; mỗi bệnh nhân đều được xác định nguy cơ dinh dưỡng bằng cả 2 thang điểm NRS 2002 và NUTRIC. Kết quả: Theo thang điểm NRS 2002 có 54 (51,4%) bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng cao, còn thang điểm NUTRIC xác định có 29 (27,6%) bệnh nhân có nguy cơ dinh dưỡng cao. Độ tương đồng giữa 2 thang điểm này chỉ ở mức khá (chỉ số kappa κ = 0,31) trong sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực. Kết luận: Hai thang điểm NRS 2002 và NUTRIC chỉ có mức tương đồng khá với nhau trong sàng lọc dinh dưỡng cho bệnh nhân hồi sức tích cực. Cần tiếp tục các nghiên cứu lớn hơn để đánh giá vai trò của 2 thang điểm này trong sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cahill NE (2010) Nutrition therapy in the critical care setting: what is "best achievable" practice? An international multicenter observational study. Crit care med 38(2): 395-401.
2. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M (2002) Educational and clinical practice committee, european society of parenteral and enteral nutrition (ESPEN) ESPEN guidelines for nutrition screening. Clin Nutr 22(4): 415-421.
3. Lew CC Yandell R, Fraser RJ, Chua AP, Chong MF, Miller M (2017) Association between malnutrition and clinical outcomes in the intensive care unit: A systematic review. J Parenter Enteral Nutr: 744-758.
4. Lew CCH et al (2017) Association between malnutrition and clinical outcomes in the intensive care unit: a systematic review [Formula: see text]. Jpen J Parenter Enteral Nutr 41(5): 744-758.
5. Mariane Kubiszewski Coruja R, Yasmini Cobalchini (2019) Nutrition risk screening in intensive care units: Agreement between NUTRIC and NRS 2002 Tools. Nutrition in Clinical Practice: 1-5.
6. McClave SA et al (2016) Guidelines for the Provision and assessment of nutrition support therapy in the adult critically Ill patient: Society of critical care medicine (SCCM) and American Society for Parenteral and Enteral Nutrition (A.S.P.E.N.). Journal of Parenteral and Enteral Nutrition 40(2): 159-211.
7. Pierre Singer a Annika Reintam Blaser et al (2019) ESPEN guideline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clinical Nutrition 38: 48-79.
8. Rahman A, Hasan RM, Agarwala R, Martin C, Day AG, Heyland DK (2016) Identifying critically-ill patients who will benefit most from nutritional therapy: Further validation of the “modified NUTRIC” nutritional risk assessment tool. Clin Nutr 35(1): 158-162.
9. Sanjith Saseedharan (2019) Comparison of Nutric score, nutritional Risk Screening (NRS) 2002 and subjective global assessment (SGA) in the ICU: A cohort study. J Nutrition Health Food Sci 7(4): 1-4.