Đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân xơ gan xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản

  • Đào Thị Hồng Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Ánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chu Việt Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Thanh Liêm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Viết Trung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Văn Khiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Phúc Nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, tĩnh mạch thực quản, chăm sóc điều dưỡng, tái xuất huyết.

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng; đánh giá sự tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống sau khi ra viện và mối liên quan với thời gian không tái xuất huyết của bệnh nhân xơ gan xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản tại Viện Điều trị các Bệnh tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019. Tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. Quy trình: Thực hiện chăm sóc điều dưỡng trong giai đoạn xuất huyết tiêu hóa cấp tính, theo dõi trong 6 tháng, đánh giá tỷ lệ táí nhập viện vì xuất huyết. Kết quả: Tuổi trung bình 51,8 ± 10,1 (năm); 96,7% là nam, nguyên nhân chủ yếu do lạm dụng rượu bia (83,3%), đa phần xuất huyết tiêu hóa mức độ nhẹ. 100% bệnh viện được nội soi trong 24 giờ đầu, 45% can thiệp thắt vòng cao su. Lượng  máu truyền trung bình 24 giờ đầu 1008 ± 263,3ml. Chủ yếu được chăm sóc hộ lý cấp 1 không quá 1 ngày đầu sau can thiệp, ngày nằm viện trung bình là 7,53 ± 3,71 ngày. Bệnh nhân được tư vấn dùng thuốc chẹn beta giao cảm, diệt virus viêm gan, bỏ rượu bia, ăn nhạt, nâng cao ý thức phòng tránh nhiễm khuẩn và đa phần tuân thủ tốt. Sau 6 tháng, những bệnh nhân tuân thủ điều trị dự phòng tốt có tiên lượng khá hơn, thời gian không tái nhập viện ghi nhận được kéo dài hơn. Kết luận: Khi áp dụng quy trình điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản giúp cải thiện tiên lượng, giảm tỷ lệ tái xuất huyết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Andrea R (2012) Patients whose first episode of bleeding occurs while taking a beta-blocker have high long-term risks of rebleeding and death. Clinical Gastroenterology and hepatology 10: 670-676. DOI: http://doi.org10.1016/j.cgh.2012.02.011.
2. Garcia-Tsao G et al (2017) Portal hypertentsion bleeding in cirrhosis: Risk stratification, diagnosis, and management: 2016 practice guidedance by the American Association for the study of liver diseases. Hepatology 65: 310-335. DOI: 10.1002/hep. 28906. Epub 2016 Dec 1.
3. Goulis J et al (1999) Bacterial infection in the pathogenesis of variceal bleeding. Lancet 353: 139-142. DOI: http://doi.org/10.1016/ SO140-6736 (98) 06020-6.
4. Simon GJ et al (2017) Outcomes of restrictive versus liberal transfusion strategies in older adults from nine randomised controlled trials: A systematic review and meta-analysis. Lancet Haematol 4: 465-474.
5. Bộ Y tế (2008) Điều dưỡng nội tập 2. Sách đào tạo Cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học 2008, tr. 163-171.
6. Viện Nghiên cứu Y dược lâm sàng 108 (2017) Giáo trình bệnh học Nội tiêu hóa. Nhà xuất bản Y học 2017
7. Lê Ngọc Thành, Một số nhận xét về kết quả điều trị dự phòng tiên phát xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa. http:// bsdakhoatinhthanhhoa.com.vn/tin-tuc/bai-viet-chuyen-mon.
8. Ngô Thị Thanh Quýt (2011) Khảo sát các yếu tố tiên đoán tử vong ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 2-2011, tr. 147-153.
9. Trần Văn Huy (2012) Cập nhật về điều trị và dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, Phụ bản của số 3.
10. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (2011) Bộ môn Dinh dưỡng-an toàn thực phẩm. Giáo trình Dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, tr. 341, tr. 523-524.