Thực trạng mũi tiêm an toàn tại Viện lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018

  • Nguyễn Hương Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Quế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điều dưỡng, tiêm an toàn

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng tiêm an toàn và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng mũi tiêm an toàn tại Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 điều dưỡng viên và 308 mũi tiêm quan sát tại Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2018. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức về mũi tiêm an toàn chiếm tỷ lệ cao (97,5%). Tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức về vệ sinh tay và mang phương tiện phòng hộ cá nhân trước tiêm (75%), sử dụng găng tay khi tiêm truyền (90%), kỹ thuật bẻ ống thuốc đúng (77,5%) và lưu kim lấy thuốc trên lọ thuốc đa liều đúng (75%), sát khuẩn da vùng tiêm đúng (42,5%), phân loại và xử lý bơm tiêm sau tiêm đúng (50%), thực hiện đủ tiêu chí 5 đúng khi tiêm (86%), dặn dò và đưa bênh nhân về tư thế thích hợp sau tiêm (65,9%), phân loại chất thải sau tiêm đúng (96,1%), vệ sinh tay sau tiêm (79,2%). Yếu tố bằng cấp và thâm niên công tác không ảnh hưởng đến thực hành mũi tiêm an toàn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phượng, H.T.K (2004) Kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên và các yếu tố liên quan tại 3 bệnh viên trực thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2014.
2. Phượng, T.T.M (2012) Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm an toàn và các yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012. Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
3. Hassan H, Das S, Se H, Damika K, Letchimi S, Mat S, Packiavathy R & Zulkifli S (2008) A study on nurses’ perception on the medication error at one of the hospitals in East Malaysia. La clinica terapeutica 160(6): 477-479.
4. Hutin YJ, Hauri, AM & Armstrong GL (2003) Use of injections in healthcare settings worldwide, 2000: Literature review and regional estimates. Bmj 327(7423): 1075.
5. Janjua N (2003) Injection practices and sharp waste disposal by general practitioners of Murree. Pakistan. Journal-Pakistan Medicak Association 53(3): 104-110.
6. Khan AJ, Luby SP, Fikree F, Karim A, Obaid D, Dellawala S, Mirza S, Malik T, Fisher-Hoch S & McCormick JB (2000) Unsafe injections and the transmission of hepatitics B and C in a periurban community in Plakistan. Bulletin of the World Health Organization 78(8): 956-963.
7. Adejumo POD, FA (2013) Comparative study on knowledge, attitude, and practice of injection safety among nurses in two hospitals in Ibadan, Nigeria. International Journal of Infection Control 9(1).
8. Yan Y, ZhangG, Chen Y, Zhang A, Guan Y & AH (2006) Study on the injection practices og health facilities in Jingzhou district, Hubei, China. Indian journal of medical sciences 60(10): 407.