Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu bệnh và một số tế bào miễn dịch trong vi môi trường ung thư biểu mô đại trực tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Đào Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Hữu Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Quang Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Duy Đông Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Chung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Sơn

Main Article Content

Keywords

Ung thư đại trực tràng, vi môi trường u, xâm nhiễm lympho bào trong u, đại thực bào trong u

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư biểu mô đại trực tràng theo WHO 2010. Xác định số lượng tế bào lympho T (bộc lộ CD4, CD8) và đại thực bào (bộc lộ với CD68) trong vi môi trường ung thư biểu mô tuyến đại trưc tràng bằng hóa mô miễn dịch và đối chiếu một số đặc điểm giải phẫu bệnh ở nhóm đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở 127 trường hợp ung thư biểu mô đại trực tràng nguyên phát (trong đó có 50 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến được nhuộm hóa mô miễn dịch) được chẩn đoán xác định tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2018 đến tháng 07/2019. Kết quả: U chủ yếu gặp ở trực tràng (29,9%). Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ 85,8% (trong đó biệt hóa vừa chiếm 84,4%); 45,7% trường hợp có xâm lấn thanh mạc; tỷ lệ di căn hạch là 31,5%. Mật độ cao CD8+ trong chất căn bản u và mô đệm u thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Trong khi đó, mật độ cao CD4+ trong mô đệm u ở nam giới cao hơn nữ giới. Ở giai đoạn T1-T2, trong mô đệm u thường gặp mật độ cao CD4+, CD68+, trong chất căn bản u chỉ gặp mật độ cao CD68+ xâm nhập. Ở giai đoạn T3-T4, trong mô đệm u thấy mật độ thấp CD8+, CD68+ chiếm ưu thế; mật độ thấp CD68+ trong chất căn bản u gặp ở nhiều bệnh nhân hơn. Khi có di căn hạch, thường thấy mật độ thấp CD68+ thâm nhập trong mô đệm u và chất căn bản u. Khi không di căn hạch, mật độ cao CD68+ xâm nhập trong cả mô đệm u và chất căn bản u. Mật độ các tế bào CD4+, CD8+ và CD68+ không liên quan với tuổi, đại thể và vị trí u. Kết luận: U chủ yếu ở trực tràng, hay gặp ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Tỷ lệ xâm lấn thanh mạc và di căn hạch lần lượt là 45,7% và 31,5%. Mật độ cao CD4+, CD8+ hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. Mật độ cao CD68+ thường gặp ở giai đoạn T1-T2 hơn T3-T4. Khi có di căn hạch thì thấy mật độ thấp CD68+ chiếm ưu thế hơn so với không di căn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Siegel RL, Miller KD, and Jemal A (2016) Cancer statistics, 2016. CA Cancer J Clin 66(1): 7-30.
2. Fact Sheets by Population. , accessed: 06/18/2018.
3. Erstad DJ, Tumusiime G and Cusack JC (2015) Prognostic and predictive biomarkers in colorectal cancer: Implications for the clinical surgeon. Ann Surg Oncol 22(11): 3433-3450.
4. Jackutė J, Žemaitis M, Pranys D et al (2015) Distribution of CD4(+) and CD8(+) T cells in tumor islets and stroma from patients with non-small cell lung cancer in association with COPD and smoking. Medicina (Kaunas) 51(5): 263-271.
5. World Health Organization classcification of tumor (2010) Tumor of the colon and rectum. WHO Classification of Tumor of he Digestive System. The Fourth edition, IARC: 131-146.
6. American Joint Committee on Cancer (2017). Chap 20, Colon and Rectum. AJCC Cancer Staging Manual. The eight edition: 251-274.
7. Kang JC, Chen JS, Lee CH et al (2010) Intratumoral macrophage counts correlate with tumor progression in colorectal cancer. Journal of Surgical Oncology 102(3): 242-248.
8. Hiraoka K, Miyamoto M, Cho Y et al (2006) Concurrent infiltration by CD8+ T cells and CD4+ T cells is a favourable prognostic factor in non-small-cell lung carcinoma. Br J Cancer 94(2): 275-280.
9. Jakubowska K, Kisielewski W, Kańczuga‑Koda L et al (2017) Stromal and intraepithelial tumor‑infiltrating lymphocytes in colorectal carcinoma. Oncol Lett.
10. Huh JW, Lee JH, and Kim HR (2012) Prognostic significance of tumor-infiltrating lymphocytes for patients with colorectal cancer. Arch Surg 147(4), 366-372.
11. Funada Y, Noguchi T, Kikuchi R et al (2003) Prognostic significance of CD8+ T cell and macrophage peritumoral infiltration in colorectal cancer. Oncology Reports 10(2): 309-313.
12. Kim Y, Wen X, Bae JM et al (2018) The distribution of intratumoral macrophages correlates with molecular phenotypes and impacts prognosis in colorectal carcinoma. Histopathology 73(4): 663-671.