Đánh giá tỷ lệ và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Hòa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Châu Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thuỷ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Thị Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Ngọc Giang Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn tiết niệu, kháng kháng sinh, đặt thông tiểu

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên những bệnh nhân có đặt thông tiểu và đánh giá sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn đó tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả 183 mẫu nước tiểu của những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường niệu do đặt thông tiểu. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ gây bệnh của  E. coli là cao nhất với 41,53%, tiếp đến là K. pneumoniae chiếm tỷ lệ hơn 15%, trực khuẩn mủ xanh là 10,38% và A. baumannii là 4,37%. Tỷ lệ kháng cephalosporin thế hệ 3, 4 của E. coli dao động trong khoảng 40-61,5%, chưa thấy kháng với nhóm carbapenems. K. pneumoniae có tỷ lệ kháng cao với nhóm quinolone, cephalosporin thế hệ 3, tỷ lệ kháng với imipenem là 9,4% và meropenem là 6,5%. P. aeruginosa có tỷ lệ đề kháng rất cao với hầu hết các kháng sinh, kháng cefepime và amikacin là 36,7% và 22,7%. Tỷ lệ kháng của A. baumannii với imipenem là 40%, meropenem là 39,1% và colistin là 4,0%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thanh Nga (2011) Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2009. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 4, tr. 545-549.
2. Clinical and laboratory standards institute (2008) Performance standards for antimicrobial disk susceptibility tests. Wayne, PA, USA 28(1): 100-118.
3. Paterson DL et al (2004) Antibiotic therapy for klebsiella pneumoniae bacteremia: Implications of production of extended-spectrum b-lactamases. Clinical Infectious Diseases 39: 31-37.
4. Paterson DL and Bonomo RA (2005) Extended-spectrum beta-lactamases: A clinical update. American Society for Microbiology 18(4): 657-686.
5. Pankuch GA (2008) Activity of meropenem with and without ciprofloxacin and colistin against Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumannii. Antimicrobial Agents And Chemotherapy: 333-336.