Đánh giá kết quả ứng dụng laser CO2 trong điều trị các bệnh lý phần mềm vùng hàm mặt tại Trung tâm Răng hàm mặt-Bệnh viện Trung ương Huế

  • Nguyễn Hồng Lợi Bệnh viện Trung ương Huế
  • Trần Xuân Phú Bệnh viện Trung ương Huế
  • Phạm Hữu Nghị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thiện Dân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Laser CO2, u vùng hàm mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ứng dụng laser CO2 trong điều trị các bệnh lý phần mềm vùng hàm mặt tại Trung tâm Răng hàm mặt- Bệnh viện Trung ương Huế. Đối tượng và phương pháp: 146 bệnh nhân có khối u và các thương tổn phần mềm vùng hàm mặt, có chỉ định điều trị bằng laser CO2 tại Trung tâm Răng hàm mặt-Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 01/2019 - 01/2022. Phương pháp: Tiến cứu có can thiệp lâm sàng. Kết quả: Tuổi trung bình 32 tuổi. Tỷ lệ nam nữ gần bằng nhau (nữ/nam=1,1). Thương tổn ngoài mặt: u gai 39,0% và u sắc tố lành tính 36,6%. Tái khám sau 3 tháng: Mức độ nhận thấy sẹo độ 3: 34,1% và độ 2: 24,4%; màu sắc sẹo khá 34,1%, tốt 24,4%; lành thương tốt 80,5%; tái phát 0%. Tái khám sau 6 tháng: Độ nhận thấy sẹo độ 0: 46,3% và độ 1: 22,0%; màu sắc sẹo tốt 51,2%; lành thương tốt 87,8%, tái phát 7,3%. Thương tổn trong miệng: thắng môi - thắng lưỡi bám thấp 24,8%, u nhày 20,9%, tái khám sau 3 tháng: lành thương tốt 72,4%; tái phát 0%. Tái khám sau 6 tháng: Lành thương tốt 91,4%, tái phát 5,7%. Kết luận: Kết quả điều trị lành thương tốt cao cho thấy laser CO2 thực sự hiệu quả trong điều trị các khối u phần mềm vùng hàm mặt, tuy nhiên vẫn còn thương tổn lành thương xấu và tái phát sau điều trị 6 tháng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Châu Mỹ Chi và Tạ Văn Trầm (2010) Hiệu quả sử dụng Laser CO2 trong điều trị các sang thương ngoài da tại khoa khám bệnh - bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Y học Việt Nam tháng 7. 2, tr. 48-52.
2. Lê Đỗ Thuỳ Lan (2010) Đánh giá hiệu quả Laser CO2 trong điều trị u bờ mi-u kết mạc. Y học Việt Nam tháng 11. 1, tr. 57-62.
3. Nguyễn Hữu Sáu (2010) Tình hình điều trị bệnh da bằng Laser CO2 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 2000-2009. Tạp chí thông tin Y dược, tr. 23-27.
4. Tài liệu đào tạo liên tục (2018) Ứng dụng laser trong điều trị. Chương trình căn bản, Bộ Quốc Phòng, Bệnh viên Trung ương Quân đội 108.
5. Abdulrazaq SS, Ismaeel SA, and Alani AA (2020) Carbon dioxide laser in the treatment of oral and craniofacial soft tissue lesions, pros and cons. Indian Journal of Forensic Medicine & Toxicology 14: 3432-3438.
6. Convissar RA (2016) Laser Fundamentals, principles and practice of laser dentistry 2e, elsevier mosby.
7. Goodman GJ and Baron JA (2006) Postacne scarring: A qualitative global scarring grading system. Dermatol Surg 32(12): 1458-66.
8. Lal K et al (2015) Usefullness of laser in oral and maxillofacial surgery. Biomedical & Pharmacology Journal 8: 271-277.
9. Patel C (1964) Continuous-wave laser action on vibrational-rotational transitions of CO2. Phys Rev 136: 1187-1193.