Khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi Foley lồng nhau mô phỏng theo bóng đôi Cook: Hiệu quả và một số yếu tố tiên lượng

  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thanh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Khởi phát chuyển dạ, bóng đôi Foley lồng nhau, yếu tố tiên lượng khởi phát chuyển dạ thành công

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và một số yếu tố tiên lượng sự thành công của khởi phát chuyển dạ của bóng đôi Foley lồng nhau mô phỏng theo bóng đôi Cook. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả dọc trên 117 thai phụ tại Khoa Sản-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2020 đến tháng 06/2022 với tiêu chuẩn: Thai đơn, ngôi chỏm, cổ tử cung không thuận lợi, Bishop < 6 điểm, màng ối còn, không có nhiễm khuẩn âm đạo, có chỉ định sinh đường âm đạo và đồng ý tham gia nghiên cứu. Sử dụng bóng đôi Foley lồng nhau để khởi phát chuyển dạ. Kết quả: Với tiêu chuẩn thành công là Bishop ≥ 7, khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi Foley lồng nhau đạt tỷ lệ khởi phát chuyển dạ thành công là 81,2%, tỷ lệ sinh đường âm đạo là 87,2%, ít biến chứng trên sản phụ và sơ sinh. Nhóm con dạ, cổ tử cung ngắn ≤ 28mm và Bishop trước khởi phát chuyển dạ ≥ 3 điểm có khả năng thành công cao hơn. Kết luận: Bóng đôi Foley lồng nhau là giải pháp vận dụng sáng tạo, có hiệu quả khởi phát chuyển dạ cao và làm tăng tỷ lệ đẻ đường âm đạo, ít gây nguy hại cho sản phụ và thai nhi. Yếu tố tiên lượng khả năng khởi phát chuyển dạ thành công là cổ tử cung ngắn, con dạ và Bishop trước đặt bóng cao.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thị Phương Lam (2019) Nghiên cứu tác dụng làm mềm mở cổ tử cung của sonde Foley cải tiến trong gây chuyển dạ. Đại học Y Hà Nội. Luận văn Tiến sĩ Y học, tr. 1-116.
2. Ngô Minh Hưng, Hoàng Thị Diễm Tuyết, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2019) Hiệu quả khởi phát chuyển dạ với thông Foley đôi cải tiến trên thai quá ngày dự sinh có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, số 2/2019.
3. Nguyễn Văn Thái, Trịnh Hùng Dũng (2021) Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ của sonde foley 2 bóng cải tiến trên thai quá ngày sinh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108 tập 15 số 7/2021.
4. Hasegawa J, Sekizawa A, Ikeda T et al (2015) The use of balloons for uterine cervical ripening is associated with an increased risk of umbilical cord prolapse population based questionnaire survey in Japan. BMC Pregnancy and Childbirth 15: 4.
5. Hoppe KK, Schiff MA, Peterson SE et al (2015) 30mL single- versus 80mL double-balloon catheter for pre-induction cervical ripening a randomized controlled trial. The Journal maternal-fetal & neoatal medicine, early online: 1-7.
6. Kamel RA, Negm SM, Youssef A et al (2021) Predicting cesarean delivery for failure to progress as an outcome of labor induction in term singleton pregnancy. Am J Obstet Gynecol 224(6): 609.e1-609.e11.
7. Marciniak B, Patro-Małysza J, Kimber-Trojnar Ż et al (2020) Predictors of cesarean delivery in cervical ripening and labor induction with Foley catheter. J Matern Fetal Neonatal Med 33(1): 62-67.
8. Mei-Dan E, Walfisch A, Suarez-Easton S et al (2012) Comparison of two mechanical devices for cervical ripening: A prospective quasi-randomized trial. J Matern Fetal Neonatal Med 25(6): 723-727.
9. Obut M, Balsak D, Sarsmaz K et al (2021) Double Foley catheter for labor induction: An alternative method. Int J Gynaecol Obstet. 155(3): 496-504.
10. Peduzzi P, Concato J, Kemper E et al (1996) A simulation study of the number of events per variable in logistic regression analysis. J Clin Epidemiol 49(12): 1373-1379.
11. Quach D, Eikelder MT, Jozwiak M et al (2022) Maternal and fetal characteristics for predicting risk of Cesarean section following induction of labor: Pooled analysis of PROBAAT trials. Ultrasound Obstet Gynecol 59(1): 83-92.
12. Saul LL, Kurtzman JT, Hagemann C et al (2008) Is transabdominal sonography of the cervix after voiding a reliable method of cervical length assessment?. Journal of Ultrasound in Medicine 27(9): 1305-1311.