Khảo sát sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật cố định cột sống

  • Nguyễn Thị Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Vân Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Thu Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Minh Châu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Hảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng, giảm đau tự điều khiển, gây tê ngoài màng cứng

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng do người bệnh tự điều khiển. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 bệnh nhân phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng do trượt đốt sống tại Khoa Chấn thương chỉnh hình Cột sống-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2021-04/2022 được giảm đau ngoài màng cứng sau phẫu thuật do người bệnh tự điều khiển. Kết quả: Tuổi trung bình là 58,4 ± 6,8 tuổi, tỷ lệ nữ/nam (38/14), chiều dài vết mổ trung bình 10,1 ± 2,2cm, thời gian phẫu thuật trung bình 80 ± 24,8 phút. Điểm VAS trung bình sau phẫu thuật tại vết mổ 2,3 ± 0,85. 100% bệnh nhân không phải sử dụng thuốc giảm đau nhóm Opioids. Có 90,38% bệnh nhân dùng kết hợp thuốc giảm đau nhóm NSAID. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn thấp 23,07%, 100% bệnh nhân hài lòng với hiệu quả giảm đau, sự thuận tiện khi sử dụng và theo dõi chăm sóc của nhân viên y tế. Có 96,16% hài lòng và 3,84% chưa hài lòng với thái độ của nhân viên y tế. Kết luận: Nghiên cứu 52 bệnh nhân được sử dụng giảm đau ngoài màng cứng tự điều khiển sau phẫu thuật cố định cột sống thắt lưng do trượt đốt sống đạt kết quả: 96,16% bệnh nhân hài lòng chung về hiệu quả giảm đau; sự thuận tiện khi sử dụng; theo dõi, chăm sóc và thái độ giao tiếp của nhân viên y tế.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Kiên, Công Quyết Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2013) Nghiên cứu hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng đến hô hấp của giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực sau mổ bụng trên của người cao tuổi. Y dược học Quân sự, 6, tr. 151-157.
2. Blumenthal S, Min K, Marquardt M, Borgeat A (2007) Postoperative intravenous morphine consumption, pain scores, and side effects with perioperative oral controlled-release oxycodone after lumbar discectomy. Anesth Analg 105: 233-237.
3. Lowry KJ, Tobias J, Kittle D, Burd T, Gaines RW (2001) Postoperative pain control using epidural catheters after anterior spinal fusion for adolescent scoliosis. SPINE 26(11): 1290-1293.
4. Juan PC, Edward MN et al (2008) Patient-controlled epidural analgesia (PCEA) for postoperative pain control after lumbar spine surgery. J Neurosurg Anesthesiol 20: 256-260.
5. Bonnet F, Marret E et al (2007) Postoperative pain management and outcome after surgery. Best Pract Res Clin Anaesthesiol 21: 99-107.
6. Linda SA, Muhammad M Abd-El-Barr et al (2018) Preemptive analgesia for postoperative pain relief in thoracolumbosacral spine operations: a double-blind, placebo-controlled randomized trial. J Neurosurg Spine 5: 1-7.
7. Sung YT, Wu JS (2018) The Visual Analogue Scale for Rating, Ranking and Paired-Comparison (VAS-RRP): A new technique for psychological measurement. Behavior Research Methods 18: 1041-1048.
8. Andrew TJ, Vincent Ng and Louis Tay (2021) A Review of key likert scale development advances: 1995-2019. Frontiers in Psychology 12: 1-14.