Ghép giác mạc lớp trước sâu điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng

  • Nguyễn Thế Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Ngọc Đông Bệnh viện Mắt Trung ương
  • Trương Như Hân Bệnh viện Mắt Trung ương

Main Article Content

Keywords

Ghép giác mạc lớp trước sâu, viêm loét giác mạc nhiễm trùng, dọa thủng giác mạc, thủng giác mạc

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng bằng phẫu thuật ghép giác mạc lớp trước sâu (GMLTS). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 43 mắt viêm loét giác mạc nhiễm trùng (của 43 bệnh nhân) được phẫu thuật ghép giác mạc lớp trước sâu tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 3 năm 2020. Kết quả: Nguyên nhân viêm loét giác mạc nhiễm trùng gồm Herpes simplex (55,8%), vi khuẩn (25,6%), nấm (14,0%) và Microsporidia (4,7%). Nhóm nghiên cứu có 30 mắt viêm loét giác mạc dọa thủng (69,8%) và 13 mắt viêm loét giác mạc thủng (30,2%). Sau 1 năm theo dõi, phẫu thuật thành công ở 40 mắt (93,0%) và thất bại ở 3 mắt (7,0%). Thị lực LogMAR sau mổ là 1,26 ± 0,50, có cải thiện so với thị lực LogMAR trước phẫu thuật 1,99 ± 0,52, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Số mắt có giác mạc trong, mờ và đục sau mổ lần lượt là 19 mắt (47,5%), 14 mắt (35%) và 7 mắt (17,5%). Biến chứng sau mổ gồm: Thủng màng Descemet (16,7%), tiền phòng kép (34,9%), chậm biểu mô hóa (11,6%), viêm loét giác mạc tái phát (9,3%), tăng nhãn áp hoặc glôcôm (5,0%) và đục thể thủy tinh (7,5%). Không có mắt nào bị thải ghép trong 1 năm theo dõi. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy rằng ghép giác mạc lớp trước sâu là một phương pháp hiệu quả điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng, đặc biệt không có điều kiện ghép giác mạc xuyên cấp cứu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Thị Liên (2019) Tình hình viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại Bệnh viện Mắt Trung ương 5 năm 2013-2017. Luận án Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Đông (2009) Nghiên cứu điều trị viêm loét giác mạc nặng bằng phẫu thuật ghép giác mạc xuyên. Luận án tiến sỹ, Trường đại học Y Hà Nội.
3. Li J, Yu L, Deng Z et al (2011) Deep anterior lamellar keratoplasty using acellular corneal tissue for prevention of allograft rejection in high-risk corneas. American journal of ophthalmology 152(5): 762-770.
4. Li J, Ma H, Zhao Z et al (2014) Deep anterior lamellar keratoplasty using precut anterior lamellar cap for herpes simplex keratitis: A long-term follow-up study. The British journal of ophthalmology 98(4): 448-453.
5. Hernandez-Camarena JC, Graue-Hernandez EO, Ortiz-Casas M, et al (2015) Trends in Microbiological and Antibiotic Sensitivity Patterns in Infectious Keratitis: 10-Year Experience in Mexico City. Cornea 34(7): 778-785.
6. Fernandes M, Vira D, Dey M, Tanzin T, Kumar N, Sharma S (2015) Comparison between polymicrobial and fungal keratitis: Clinical features, risk factors, and outcome. American journal of ophthalmology 160(5): 873-881.
7. Soong HK, Farjo AA, Katz D, Meyer RF, Sugar A (2000) Lamellar corneal patch grafts in the management of corneal melting. Cornea 19(2): 126-34.