Vai trò của điều dưỡng trong việc chuẩn bị dụng cụ, phối hợp với bác sĩ thực hiện thủ thuật, chăm sóc bệnh nhân được lấy dị vật bã thức ăn dạ dày bằng dụng cụ tự tạo qua nội soi

  • Đào Thị Hồng Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thúy Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khắc Tuân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Nhung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Cao Thị Lan Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dị vật khối bã thức ăn, nội soi lấy khối dị vật bã thức ăn trong dạ dày, chăm sóc điều dưỡng

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh nhân có dị vật khối bã thức ăn trong dạ dày. Đánh giá kết quả phối hợp bác sĩ thực hiện kĩ thuật và chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng khi tiến hành nội soi lấy dị vật khối bã thức ăn trong dạ dày bằng bộ dụng cụ tự tạo. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu can thiệp, không đối chứng. Gồm 45 bệnh nhân có dị vật khối bã thức ăn dạ dày được can thiệp tại Khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bằng bộ dụng cụ tự tạo. Thời gian: Từ 01/2018 đến 06/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 61,4 (năm); nam:nữ là 1:2, yếu tố nguy cơ gồm bệnh về răng (33,3%), thói quen ăn đồ cứng (75,6%). Kích thước trung bình của khối bã thức ăn là 46 × 66 × 97 mm. Loét dạ dày tá tràng gặp ở 32/45 bệnh nhân (71,1%). Việc chuẩn bị sạch dạ dày đạt 88,9%. Trong can thiệp, 100% bệnh nhân theo dõi Monitor, truyền dịch, thở oxy, gây mê. Thời gian làm thủ thuật trung bình 62 phút (30-90 phút). Sau can thiệp, hướng dẫn bệnh nhân uống Coca-Cola, ăn đồ lỏng, theo dõi tình trạng bụng. 1 bệnh nhân chuyển mổ vì tắc đoạn xa hỗng tràng. Kết luận: Nội soi can thiệp với bộ dụng cụ tự tạo là phương pháp hiệu quả, an toàn với bệnh nhân có dị vật khối bã thức ăn trong dạ dày. Vai trò của điều dưỡng quan trọng trong việc chuẩn bị, phối hợp bác sĩ, chăm sóc người bệnh trong và sau can thiệp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016) Nội soi can thiệp-gắp giun, dị vật ống tiêu hóa, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tiêu hóa, tr. 167-168.
2. Nhà Xuất bản Y học (2021) Nội soi lấy dị vật đường tiêu hóa trên. Sách Nội soi tiêu hóa dành cho điều dưỡng, tr. 47-54.
3. Nguyễn Xuân Quýnh, Lê Thị Ánh Tuyết (2021) Dị vật dạ dày dạng khối bã thức ăn: Đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả điều trị qua nội soi dạ dày bằng dụng cụ cải tiến. Tạp chí Y học Việt Nam tập 500, tháng 3, số 2, tr. 73-76.
4. Kiều Văn Tuấn, Trần Hữu Vinh (2014) Đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả điều trị dị vật dạ dày dạng cục bã thức ăn qua nội soi. Tạp chí Y học thực hành (903), số 1, tr. 70-73.
5. Đỗ Quang Út, Trần Viết Tiếp (2019) Kết quả bước đầu điều trị cục bã thức ăn ở dạ dày bằng nội soi can thiệp tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, tập IX, số 55, tr. 3404-3409.
6. Bilal Toka et al (2021) A simple Method for Endoscopic Treatment of Large Gastric Phytobezoars: “Hand-Made Bezoaratome. Turk J Gastroenterol 32(2): 141-147.
7. Iwamuro M, Okada H, Matsueda K et al (2015) Review of the diagnosis and management of gastrointestinal bezoars, World J Gastrointest Endosc 7(4): 336-345.
8. Mevlut Kurt, MD et al (2014) Endoscopic removal of gastric bezoars: An easy technique, VIDEOGIE Giejournal 80(5): 895-896.
9. Robert S Sandler, Andrea Todisco (1999) Gastric Bezoars, Gastroenterology. Lippinton Wiliam&Wilkin.
10. Ryuhei Jinushi et al (2021) Case report: Endoscopic treatment for a giant gastric bezoar: Sequential use of electrohydraulic lithotripsy, alligator forceps, and snares. JGH Open, doi:10.1002/jgh3.12491.
11. Wang YG, Seitz U, Li ZL (1998) Endoscopic management of huge bezoars, Endoscopy 30: 371-374.