Giá trị tiên lượng của thang điểm AARC ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn tính

  • Vương Xuân Toàn Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Suy gan cấp trên mạn tính, điểm AARC, tỷ lệ tử vong ngày 28

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng tử vong trong 28 ngày của thang điểm AARC và đối chiếu với các thang điểm MELD, Child-Pugh và CLIF-SOFA ở bệnh nhân suy gan cấp trên nền mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát mô tả trên các bệnh nhân chẩn đoán suy gan cấp trên mạn tính (ACLF). Tính điểm AARC, Child-Pugh, MELD, CLIF-SOFA tại các ngày đầu nhập viện; ngày 4 và ngày 7. Kết quả được đánh giá là tỷ lệ tử vong ở ngày 28. Hiệu suất tiên lượng được đánh giá bằng cách sử dụng diện tích dưới đường cong (AUROC). Kết quả: Nghiên cứu trên 38 bệnh nhân giá trị AUROC của điểm AARC tại ngày đầu (điểm cắt 10,5); ngày 4 và ngày 7 (điểm cắt 9,5) lần lượt là 0,782, 0,903 và 0,929. Tại ngày đầu giá trị này cao hơn giá trị AUROC của điểm CLIF-SOFA (điểm cắt 9,5) và điểm Child-Pugh (điểm cắt 10,5) với p lần lượt là 0,84 và 0,03; thấp hơn giá trị AUROC của điểm MELD (điểm cắt 31,5) với p=0,48. Tại ngày 4 và ngày 7 giá trị AUROC của điểm AARC đều cao hơn của điểm CLIF-SOFA, điểm Child-Pugh và điểm MELD với p lần lượt là 0,83, 0,07, 0,27. Kết luận: Điểm AARC tại thời điểm nhập viện với điểm cắt 10,5 có giá trị tiên lượng tử vong ngày 28 tốt hơn thang điểm Child-Pugh; CLIF-SOFA nhưng không bằng thang điểm MELD. Tại ngày 4 và ngày 7 điểm AARC với điểm cắt 9,5 có giá trị tiên lượng tử vong 28 ngày tốt hơn so với các thang điểm Child-Pugh, MELD, CLIF-SOFA.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Thái Bảo (2010) Nghiên cứu đặc điểm rối loạn đông máu và tác dụng điều trị giảm đông của thay huyết tương ở bn suy gan cấp do viêm gan nhiễm độc. Luận văn Thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Lee WM, Squires RH, Nyberg SL, Doo E, Hoofnagle JH (2008) Acute liver failure: Summary of a workshop. Hepatology 47(4): 1401-1415.
3. Sarin SK, Choudhury A, Sharma MK et al (2019) Correction to: Acute-on-chronic liver failure: consensus recommendations of the Asian Pacific association for the study of the liver (APASL): An update. Hepatol Int 13(6): 826-828.
4. Lal BB, Sood V, Khanna R, Alam S (2018) How to identify the need for liver transplantation in pediatric acute-on-chronic liver failure? Hepatol Int 12(6): 552-559.
5. Lin X, Huang X, Wang L et al (2020) Prognostic Value of Acute-On-Chronic Liver Failure (ACLF) Score in Critically Ill Patients with Cirrhosis and ACLF. Med Sci Monit Int Med J Exp Clin Res 26: 1-14.
6. Choudhury A, Jindal A, Maiwall R et al (2017) Liver failure determines the outcome in patients of acute-on-chronic liver failure (ACLF): Aomparison of APASL ACLF research consortium (AARC) and CLIF-SOFA models. Hepatol Int 11(5): 461-471.
7. Alam S, Lal BB, Sood V, Khanna R, Kumar G (2019) AARC-ACLF score: best predictor of outcome in children and adolescents with decompensated Wilson disease. Hepatol Int 13(3): 330-338.