Đánh giá hiệu quả vét hạch dưới hướng dẫn huỳnh quang Indocyanine Green trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày triệt căn điều trị ung thư dạ dày
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vét hạch dưới hướng dẫn huỳnh quang Indocyanine Green (ICG) trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày triệt căn điều trị ung thư dạ dày. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày (T1-4a, M0) tại Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. ICG được tiêm dưới niêm mạc qua nội soi từ 18-24 giờ trước phẫu thuật. Quá trình vét hạch D2 được hướng dẫn bằng hình ảnh phát quang ICG. Các hạch thu được chia làm hai nhóm có và không phát quang. Kết quả: Tổng số 29 bệnh nhân (19 nam 10 nữ), tuổi trung bình 62, BMI trung bình 22,4 ± 2,1. Thời gian tiêm ICG trước mổ trung bình 21,4 ± 2,7 phút; Thời gian mổ trung bình 118,6 ±14,1 phút. Tỉ lệ ung thư giai đoạn sớm là 34,5% (10 bệnh nhân). Tổng số hạch vét được: 1130 hạch, trong đó 1005 hạch phát quang (88,9%), 125 hạch không phát quang (11,1%). Trung bình số hạch vét được 38,9 ±12,3 hạch, trung bình số hạch phát quang: 34,6 ± 11,7 hạch. Tỉ lệ bệnh nhân có di căn hạch: 44,4% (12 bệnh nhân), tỉ lệ bệnh nhân không có di căn hạch: 58,6% (17 bệnh nhân). Kết luận: Phương pháp phát quang hạch sử dụng ICG với nguồn ánh sáng cận hồng ngoại có thể hiển thị bản đồ hạch, giúp cải thiện số hạch vét được trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày triệt căn điều trị ung thư dạ dày.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Kim TH, Kong SH, Park JH et al (2018) Assessment of the completeness of lymph node dissection using near-infrared imaging with indocyanine green in laparoscopic gastrectomy for gastric cancer. J Gastric Cancer 18(2): 161-171.
3. Chen QY, Xie JW, Zhong Q et al (2020) Safety and efficacy of indocyanine green tracer-guided lymph node dissection during laparoscopic radical gastrectomy in patients with gastric cancer: A randomized clinical trial. JAMA Surgery 155(4): 300-311.
4. Ushimaru Y, Omori T, Fujiwara Y et al (2019) The feasibility and safety of preoperative fluorescence marking with indocyanine green (icg) in laparoscopic gastrectomy for gastric cancer. Journal of Gastrointestinal Surgery 23(3): 468-476.
5. Roukos DH, Paraschou P, Lorenz M (2000) Distal gastric cancer and extensive surgery: A new evaluation method based on the study of the status of residual lymph nodes after limited surgery. Ann Surg Oncol 7(10): 719-726.
6. Kwon IG, Son T, Kim HI et al (2019) Fluorescent lymphography–guided lymphadenectomy during robotic radical gastrectomy for gastric cancer. JAMA Surgery 154(2): 150-158.
7. Ngoc Cuong L, Anh Tuan N, Van Du N et al (2021) Laparoscopic gastrectomy with D2 lymphadenectomy for gastric cancer: Short-term results from a tertiary hospital in Vietnam. Annals of Cancer Research and Therapy 29(1): 1-4.
8. Yang SY, Roh KH, Kim YN et al (2017) Surgical outcomes after open, laparoscopic, and robotic gastrectomy for gastric cancer. Ann Surg Oncol 24(7): 1770-1777.
9. Yoshida K, Honda M, Kumamaru H et al (2017) Surgical outcomes of laparoscopic distal gastrectomy compared to open distal gastrectomy: A retrospective cohort study based on a nationwide registry database in Japan. Annals of gastroenterological surgery 2(1): 55-64.
10. Jung MK, Cho M, Roh CK et al (2021) Assessment of diagnostic value of fluorescent lymphography-guided lymphadenectomy for gastric cancer. Gastric Cancer 24(2): 515-525.