Báo cáo một trường hợp vỡ thực quản tự phát được điều trị khỏi tại Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào

  • Vongmixay INTHAVÔNG Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào
  • Savengxay DALASATH Bệnh viện Trung ương 103 Quân đội Nhân dân Lào

Main Article Content

Keywords

Bệnh lý thủng thực quản

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm phát hiện được sớm cảnh báo lâm sàng và các triệu chứng giúp chẩn đoán bệnh chính xác từ đó đề ra được phương pháp điều trị đúng đắn cho bệnh nhân thủng thực quản đoạn trong lồng ngực. Trường hợp lâm sàng: 1 bệnh nhân nam 48 tuổi, tiền sử uống rượu nhiều năm và viêm dạ dày mạn tính, vào viện với lý do đột ngột đau ngực và khó thở. Chẩn đoán ban đầu: Tràn dịch- tràn khí khoang màng phổi trái mức độ nhiều. Xử trí dẫn lưu màng phổi. Sau đó nhờ đánh giá dịch dẫn lưu màng phổi và tiến hành chụp CT ngực, nội soi đã phát hiện thủng thực quản 1/3 dưới ở ngày thứ 4 vào viện. Bênh nhân sau đó được phẫu thuật mở ngực khâu lỗ thủng, lau rửa khoang màng phổi, kết hợp kháng sinh phổ rộng và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Kết quả sau mổ 3 tuần bệnh nhân ổn định ra viện. Kết luận: Thủng thực quản tự phát là môt bệnh lý cấp tính, nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao. Việc chẩn đoán sớm còn nhiều khó khăn. Với những tổn thương lớn cần chỉ định phẫu thuật kết hợp kháng sinh phổ rộng và nuôi ăn kiêng đường miệng.


 

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Barrett NR (1946) Spontaneous perforation of the oesophagus; review of the literature and report of three new cases. Thorax 1: 48-70.
2. Ryom P, Ravn JB, Penninga L, Schmidt S, Iversen MG, Skov-Olsen P, Kehlet H (2011) Aetiology, treatment and mortality after oesophageal perforation in Denmark. Dan Med Bull 58: 4267.
3. Bhatia P, Fortin D, Inculet RI, Malthaner RA (2011) Current concepts in the management of esophageal perforations: A twenty-seven year Canadian experience. Ann Thorac Surg 92: 209-215.
4. Søreide JA and Viste A (2011) Esophageal perforation: diagnostic work-up and clinical decision-making in the first 24 hours. Søreide and Viste Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine 19: 66.
5. Lampridis S, Mitsos S, Hayward M, Lawrence D, Panagiotopoulos N (2020) The insidious presentation and challenging management of esophageal perforation following diagnostic and therapeutic interventions. J Thorac Dis 12(5): 2724-2734. doi: 10.21037/jtd-19-4096.
6. Vidarsdottir H, Blondal S, Alfredsson H, Geirsson A (2010) Gudbjartsson T: Oesophageal perforations in Iceland: A whole population study on incidence, aetiology and surgical outcome. Thorac Cardiovasc Surg 58: 476-480.
7. Bhatia P, Fortin D, Inculet RI, Malthaner RA (2011) Current concepts in the management of esophageal perforations: A twenty-seven year Canadian experience. Ann Thorac Surg 92: 209-215.
8. Wolfson D, Barkin JS (2007) Treatment of Boerhaave’s Syndrome. Curr Treat Options Gastroenterol 10: 71-77.
9. Mackler SA (1952) Spontaneous rupture of the esophagus; an experimental and clinical study. Surg Gynecol Obstet 95: 345-356