Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ghép gan

  • Nguyễn Thị Vân Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Văn Quang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Xuân Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Việt Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chất lượng cuộc sống, ghép gan, SF-36

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 80 bệnh nhân đã ghép gan từ tháng 10/2017 đến tháng 7/2022, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đánh giá chất lượng cuộc sống dựa vào bộ câu hỏi SF-36. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 19,5 ± 12 tháng. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 51,4 ± 11 tuổi; 83,8% bệnh nhân là nam giới; 97,5% bệnh nhân được ghép gan từ người cho sống. Trong đó, 25% bệnh nhân được ghép gan cấp cứu. Tình trạng sức khỏe thể chất và hạn chế hoạt động do thể chất của bệnh nhân được ghép gan do ung thư, xơ gan và suy gan cấp lần lượt là 85 ± 12 và 86,4 ± 18,8 điểm (p<0,05), 81,6 ± 25,8 và 80,3 ± 36,9, 80,3 ± 36,9 và 58 ± 46,7. Chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực hạn chế hoạt động thể chất tại thời điểm trước và sau ghép 1 năm lần lượt là 60,4 ± 42,9 và 81,3 ± 32,4 (p<0,05). Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cải thiện rõ rệt tại thời điểm 1 năm sau ghép gan. Điều đó chứng minh phẫu thuật ghép gan là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và bước đầu cho kết quả tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Åberg F et al (2015) Differences in long-term survival among liver transplant recipients and the general population: A population-based Nordic study. Hepatology 61(2): 668-677.
2. Dąbrowska-Bender M et al (2018) Patient quality of life after liver transplantation in terms of emotional problems and the impact of sociodemographic factors. Transplant Proc 50(7): 2031-2038.
3. Pei-Xian C, Lu-Nan Y, Wen-Tao W (2012) Health-related quality of life of 256 recipients after liver transplantation. World Journal of gastrolenteronogy 18(36): 5114-5121.
4. European association for the study of the liver clinical pratice guidelines: Liver tranplantion (2016). J Hepatol 64: 433-485.
5. Girgenti R et al (2020) Quality of life in liver transplant recipients: A retrospective study. Int J Environ Res Public Health 17(11).
6. Katarzyna K et al (2014) Factors affecting health-related quality of life and physical activity after liver transplantation for autoimmune and nonautoimmune liver diseases: A prospective, single centre study. Journal of Imunology Research Article ID 738297, 9 pages.
7. Kensinger CD et al (2016) Patient-reported outcomes in liver transplant recipients with hepatocellular carcinoma. Clin Transplant 1036-1045.
8. Laucis NC, Hays RD, and Bhattacharyya T (2015) Scoring the SF-36 in orthopaedics: A brief guide. J Bone Joint Surg Am 97(19): 1628-1634.
9. https://www.rand.org/health-care/surveys_tools/ mos/ 36-item-shorts form/scoring.html.
10. Raju S et al (2021) Quality of life 5 years following liver transplantation. Indian Journal of Gastroenterology 353-360.