Kỹ thuật tạo hình mạch máu trong phẫu thuật ghép gan phải từ người hiến sống
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kỹ thuật tạo hình mạch máu trong ghép gan phải từ người hiến sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 52 trường hợp được ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Có 42 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải mở rộng gồm cả tĩnh mạch gan giữa (80,7%) và 10 trường hợp sử dụng mảnh ghép gan phải cải tiến có tĩnh mạch gan giữa được tái tạo lưu thông từ các nhánh V5 và/ hoặc V8 (19,3%). 100% các trường hợp tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan sử dụng đoạn mạch nhân tạo polytetrafluoroethylene. 100% các trường hợp đều được nối tĩnh mạch gan giữa và tĩnh mạch gan phải thành miệng nối chung duy nhất và đều được mở rộng sang bên trái và xuống dưới tại lỗ của tĩnh mạch gan phải người nhận với chiều dài đường rạch trung bình lần lượt là 14mm và 9,7mm. Có 15 trường hợp có tĩnh mạch gan phải phụ có đường kính trên 5mm được nối thẳng trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới kiểu tận-bên (28,8%). 100% các trường hợp đều sử dụng mối khâu vắt tận-tận giữa tĩnh mạch cửa phải người hiến và tĩnh mạch cửa người nhận. Có 4 trường hợp tiến hành lấy huyết khối mạn tính độ I, II của tĩnh mạch cửa. Có 2 trường hợp cắt lách (3,8%) kèm theo sau khi ghép mảnh gan vào người nhận và 5 trường hợp thắt các vòng nối tĩnh mạch (9,6%). 100% các trường hợp được khâu nối tận tận theo giải phẫu giữa động mạch gan của người nhận và người hiến sử dụng mối khâu vắt kiểu thả dù và dùng kính lúp phẫu thuật có độ phóng đại 3,5 lần và chỉ Prolen 8/0. Có 2 trường hợp bóc tách nội mạch động mạch gan phải mức độ nhẹ phải cắt đoạn qua phần bóc tách đến phần lành (3,8%) và 2/52 trường hợp sử dụng động mạch gan khác (3,8%). Kết luận: Tái tạo lưu thông tĩnh mạch gan phải và giữa thành một miệng nối duy nhất trong ghép gan từ người hiến sống sử dụng mảnh ghép gan phải là một phương pháp hiệu quả. Cần đánh giá biến đổi giải phẫu, tình trạng huyết khối mạn tính tĩnh mạch cửa và tổn thương bóc tách nội mạc động mạch gan trước ghép để có phương án tái tạo lưu thông phù hợp nhất.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Li PC, Thorat A, Jeng LB et al (2017) Hepatic artery reconstruction in living donor liver transplantation using surgical loupes: Achieving low rate of hepatic arterial thrombosis in 741 consecutive recipients-tips and tricks to overcome the poor hepatic arterial flow. Liver Transpl 23(7): 887-898.
3. Lee SG (2006) Techniques of reconstruction of hepatic veins in living-donor liver transplantation, especially for right hepatic vein and major short hepatic veins of right-lobe graft. J Hepatobiliary Pancreat Surg 13: 131-138.
4. Kim JD, Choi DL, Han YS et al (2014) Simplified one-orifice venoplasty for middle hepatic vein reconstruction in adult living donor liver transplantation using right lobe grafts. Clin Transplant 28: 561-568.
5. Hwang S, Lee SG, Ahn CS et al (2005) Cryopreserved iliac artery is indispensable interposition graft material for middle hepatic vein reconstruction of right liver grafts. Liver Transplantation 11(6).
6. Hwang S, Lee SG, Ahn CS et al (2009) Technique and outcome of autologous portal Y-graft interposition for anomalous right portal veins in living donor liver transplantation. Liver Transplantation 15: 427-434.
7. Miura K, Sugawara Y, Uchida K et al (2018) Adult living donor liver transplantation for patients with portal vein thrombosis: A single-center experience. Transplantation Direct 4(5): 341.
8. Yoshizumi T, Mori M (2020) Portal flow modulation in living donor liver transplantation: Review with a focus on splenectomy. Surg Today 50(1): 21-29.
9. Agarwal S, Dey R, Pandey Y et al (2020) Managing recipient hepatic artery intimal dissection during living donor liver transplantation. Liver Transpl 26(11): 1422-1429.
10. Lin TS, Chiang YC (2000) Combined microvascular anastomosis: Experimental and clinical experience. Ann Plast Surg 45: 280-283.