Đặc điểm lâm sàng, X-quang chấn thương gãy liên tầng mặt
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, X-quang ở bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt nhằm giúp việc chẩn đoán, phân loại gãy liên tầng mặt được nhanh chóng, thuận lợi và chính xác. Đối tượng và phương pháp: 48 bệnh nhân chấn thương gãy liên tầng mặt được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2020. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả chùm ca bệnh. Kết quả: Nam giới chiếm 97,9%. Nhóm tuổi 19-39 chiếm tỷ lệ cao nhất là 75,0%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm 93,7%. Tất cả 48 bệnh nhân có biến dạng xương (100,0%), 42 bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn (87,5%). 100,0% gãy tầng mặt giữa, 79,2% gãy tầng mặt dưới. Có 4 dạng gãy liên tầng mặt được chỉ ra: FULM (18,8%), FUL (20,8%), ULM (56,2%) và FUM (4,2%). Kết luận: Gãy liên tầng mặt hay gặp nhất ở nam giới với 97,9% (19-39 tuổi chiếm tỷ lệ 75%) với nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (93,7%). Gãy tầng mặt giữa-tầng mặt dưới chiếm tỷ lệ 56,2%, gãy tầng mặt trên-tầng mặt giữa chiếm 20,8%. Gãy 3 tầng mặt ít gặp hơn, trong đó FULM chiếm 18,8%, FUM chỉ chiếm 4,2%.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Lê Thanh Huyền và Hoàng Tiến Công (2012) Tình hình chấn thương Răng hàm mặt điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2011. Tạp chí Khoa học & Công nghệ 89(1), tr. 270-275.
3. Nguyễn Quốc Đức (2004) Nhận xét lâm sàng 760 trường hợp chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội. Y học thực hành(11), tr. 19-21.
4. Trần Văn Trường và Trương Mạnh Dũng (1999) Tình hình chấn thương hàm mặt tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội trong 11 năm (1988-1998) trên 1492 trường hợp. Y học thực hành 10, tr. 71-80.
5. Trịnh Hồng Mỹ và Nguyễn Bắc Hùng (2004) Tình hình chấn thương hàm mặt do tai nạn giao thông được điều trị tại Khoa Răng hàm mặt-Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2002-2003. 303, tr. 47-55.
6. Vũ Ngọc Lâm, Nguyễn Quang Đức và Phan Duy Vĩnh (2017) Nhận xét đặc điểm hình thái tổn thương trong chấn thương gãy xương vùng hàm mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 12(5), tr. 101-107.
7. Dương Ngọc Tuyển (2020) Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kết hợp xương hàm trên và xương hàm dưới tại Khoa Hàm mặt, tạo hình-Bệnh viện Quân y 103. Học viện Quân y, Hà Nội.
8. Yang R et al (2012) Why should we start from mandibular fractures in the treatment of panfacial fractures?. J Oral Maxillofac Surg 70(6): 1386-1392.
9. Ramanujam, Lalitha et al (2013) Panfacial fractures A retrospective analysis at M.S. Ramaiah Group of Hospitals, Bangalore. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology. 25(4): 333-340.
10. Marcos Mauricio Capelari, et al (2013) Principles and treatment of panfactials fractures - Literature review and surgical clinic case report. Rev. Odontologia (ATO), Bauru, SP 13: 689-771.
11. Abdeljalil Abouchadi et al (2018) Pan-facial Fractures: A retrospective study and review of literature. Open Journal of Stomatology 08(04): 110-119.
12. Jang SB et al (2020) Concomitant injuries and complications according to categories of pan-facial fracture: A retrospective study. J Craniomaxillofac Surg 48(4): 427-434.
13. He D, Zhang Y, Ellis E (2007) Panfacial fractures: analysis of 33 cases treated late. J Oral Maxillofac Surg 65(12): 2459-2465.
14. Follmar KE et al (2007) Concomitant injuries in patients with panfacial fractures. J Trauma 63(4): 831-835.