Đánh giá kiến thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở một số cơ sở răng hàm mặt tại 5 tỉnh thành phía Bắc Việt Nam năm 2019

  • Nguyễn Thị Hồng Minh Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Trần Cao Bính Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
  • Lê Thị Thu Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Ngọc Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Kiểm soát nhiễm khuẩn, cơ sở Răng hàm mặt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở Răng hàm mặt tại 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu toàn bộ tại các cơ sở đồng ý tham gia nghiên cứu, chúng tôi có 385 bác sĩ răng hàm mặt, y sĩ răng hàm mặt, y sĩ răng trẻ em, điều dưỡng nha khoa tham gia trong nghiên cứu hiện đang làm việc, hành nghề ở 112 cơ sở nêu trên. Kết quả: Về giới thấy tỷ lệ nam nữ tương đương nhau, độ tuổi của nhân viên y tế chủ yếu trong độ tuổi 36-45 chiếm 40,8%, 72,5% là trình độ bác sĩ, số người có năm làm việc < 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 49,6%. Trong nghiên cứu này 72,3% là cơ sở răng hàm mặt tư nhân. Phương tiện bảo vệ cá nhân (dành cho nhân viên y tế) được trang bị tương đối đầy đủ (74,1-100%). Tuy nhiên, các phương tiện bảo vệ cá nhân dành cho người bệnh (kính mắt bảo vệ, khăn che ngực) thì ít có cơ sở trang bị (26,8-74,1%). Các cơ sở có tỷ lệ trang bị 88,4% dung dịch khử khuẩn, 38,4% có hóa chất xử lý bề mặt. Chỉ có 4,5% có hệ thống xử lý chất thải lỏng (cơ sở Nhà nước), cơ sở tư nhân hoàn toàn không có hệ thống xử lý nước thải. Phương tiện thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn và nội dung thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở răng hàm mặt nhà nước và tư nhân không khác nhau và chưa đạt yêu cầu. Kết luận: Kiến thức của cán bộ y tế về nguy cơ lây nhiễm và các phòng ngừa tương đối tốt, về khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa tốt, đặc biệt là kiến thức về rửa tay, sử dụng dụng cụ đã được tiệt khuẩn, khử khuẩn bề mặt, thu gom, xử lý chất thải. kiểm soát nhiễm khuẩn và nội dung thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở răng hàm mặt nhà nước và tư nhân không khác nhau và chưa đạt yêu cầu

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2005) Chỉ thị về việc tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện số 06/2005/CT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2005.
2. Bộ Y Tế (2007) Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Y tế).
3. Bộ Y tế (2007) Quy trình rửa tay thường quy theo công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
4. Bộ Y tế (2007) Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn theo công văn số 7517/BYT-Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
5. Bộ Y tế (2018) Thông tư số: 16/2018/TT-BYT ngày 20/7/2018 quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
6. Cynthie TO (1995) Knowledge, attitade and practice related to AIDS among dentists in Bangkok, Thailand. Thes of Naster degree of publa Health.
7. Lê Thị Lợi (2000) Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên, bác sĩ, y sĩ và nha công tỉnh Cần Thơ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên đề nghiên cứu khoa học Răng hàm mặt, tập 6, phụ bản số 1 - 2002, tr.4-12.
8. McCarthy GM, McDonald JK (1998) Improved compliance with recommended infection control practices in the dental office 1994-1995. Am J Infect Control 26(1): 24-8. doi: 10.1016/s0196-6553(98)70057-4.
9. Ngô Đồng Khanh (2008) Bài giảng Kiểm soát lây nhiễm ở các khoa lâm sàng răng hàm mặt. Tài liệu tập huấn "Cập nhật Nha khoa" dành cho y - bác sĩ răng hàm mặt tuyến cơ sở các tỉnh thành phía Nam, ngày 4/6/2008.