Đánh giá hiệu quả bước đầu sử dụng nẹp tạo hình trong tạo hình các khuyết tổn xương hàm dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Quang Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Gia Tiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nẹp tạo hình, khuyết tổn xương hàm dưới

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bước đầu sử dụng nẹp tạo hình trong tạo hình các khuyết tổn xương hàm dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 30 bệnh nhân sử dụng nẹp tạo hình trong quá trình điều trị các khuyết đoạn xương hàm dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2018 đến 12/2021. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 47,9 ± 19,1 năm, tỷ lệ nam/nữ (2:1); nguyên nhân gây bệnh: U men (43,3%), ung thư (16,7%), hoại tử (36,7%), khác (3,3%); Khuyết dạng L (53,3%), H (20%), HC (3,3%), LCL (20%), HCL (3,3%); Tỷ lệ điều trị thành công (90%), kết quả tốt (46,7%), khá (43,3%), kém (10%), biến chứng sau mổ (23,3%). Kết luận: Nẹp tạo hình là chất liệu hỗ trợ rất tốt trong tạo hình, giữ vững cấu trúc giải phẫu 3D phức tạp của xương hàm dưới, có độ dung nạp và an toàn cao trong tạo hình các tổn khuyết xương hàm dưới.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tài Sơn (2017) Điều trị tổn khuyết xương hàm dưới, Giáo trình Răng hàm mặt, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 223-237.
2. Alonso del Hoyo J, Sanroman JF et al (1994) Primary mandibular reconstruction with bridging plates. J Craniomaxillofac Surg 22(1): 43-48.
3. Lavertu P, Wanamaker JR et al (1994) The AO system for primary mandibular reconstruction. Am J Surg 168(5): 503-507.
4. Nguyễn Quang Đức (2011) Nghiên cứu sử dụng vạt xương mác tự do có nối mạch nuôi trong tạo hình mất đoạn lớn xương hàm dưới. Luận án tiến sĩ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.
5. Nguyễn Thuý Nga (2004) Đánh giá hiệu quả sử dụng nẹp tạo hình trong điều trị thì đầu mất đoạn xương hàm dưới. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Lưu Ngọc An (2002) Điều trị tổn khuyết lớn xương hàm dưới bằng vạt mào chậu tự thân có nối mạch nuôi. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Sơn (2017) Sự hình thành và giải phẫu xương hàm. U nguyên bào tạo men, phương pháp cắt u, tạo hình xương hàm bằng vạt xương mác tự do, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 22-28.
8. Hidalgo DA and Pusic AL (2002) Free-flap mandibular reconstruction: A 10-year follow-up study. Plast Reconstr Surg 110(2): 438-449; discussion 450-451.
9. Hölzle F, Kesting MR et al (2007) Clinical outcome and patient satisfaction after mandibular reconstruction with free fibula flaps. Int J Oral Maxillofac Surg 36(9): 802-806.
10. Bede SYH, Ismael WK and Hashim EA (2019) Reconstruction plate-related complications in mandibular continuity defects. Oral Maxillofac Surg 23(2): 193-199.
11. Shaw RJ, Kanatas AN et al (2004) Comparison of miniplates and reconstruction plates in mandibular reconstruction. Head Neck 26(5): 456-463.