Báo cáo trường hợp bệnh nhân dùng timolol 0,5% điều trị viêm quanh móng và dạng u hạt nhiễm khuẩn trên bệnh nhân sử dụng thuốc kháng EGFR

  • Vũ Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Lan Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Quỳnh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thuốc kháng EGFR, viêm quanh móng, u hạt nhiễm khuẩn, thuốc bôi ức chế beta adrenergic

Tóm tắt

Tổn thương viêm quanh móng (paronychia) và tổn thương dạng u hạt nhiễm khuẩn (pyogenic granuloma-like lession) là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp dễ nhận biết trong khi điều trị bằng những thuốc kháng EGFR; những độc tính này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và ảnh hưởng đến việc tuân thủ sử dụng các thuốc kháng đích. Đã có nhiều phương pháp điều trị được lựa chọn với những tỷ lệ thành công khác nhau. Trong số các chiến lược điều trị gần đây sử dụng corticoid mức độ mạnh được lựa chọn cho tổn thương viêm quanh móng để giảm các yếu tố viêm tại chỗ. Tuy nhiên, kiểm soát tổn thương dạng u hạt nhiễm khuẩn thường phức tạp hơn, phương pháp phẫu thuật, dùng phenol hiệu quả không cao và có độ xâm lấn nhất định. Gần đây thuốc bôi tại chỗ ức chế receptor β adrenergic đã được sử dụng như một lựa chọn thay thế đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân ung thư không thích hợp cho các thủ thuật xâm lấn. Chúng tôi báo cáo trường hợp lâm sàng bệnh nhân sử dụng timolol maleate eye drop 0,5% bôi 2 lần/ngày tại các tổn thương viêm quanh móng và tổn thương dạng u hạt nhiễm khuẩn trên bệnh nhân sử dụng thuốc kháng EGFR trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Bệnh nhân phục hồi tốt sau 8 tuần điều trị và không có tái phát tổn thương sau 12 tuần.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cubiró X, Planas-Ciudad S, Garcia-Muret MP, et al(2018) Topical timolol for paronychia and pseudopyogenic granuloma in patients treated with epidermal growth factor receptor inhibitors and capecitabine. JAMA Dermatol 154(1): 99-100 doi.org/10.1001/jamadermatol.2017.4120.
2. David Ball, Giorgio Scagliotti (2014) The IASLC thoracic oncology. Management of toxicities of targeted therapies: 490-500.
3. Moise L Levy (2020) Pyogenic granuloma (lobular capillary hemangioma) uptodate.
4. Mendelsohn J, Baselga J (2003) Status of epidermal growth factor receptor antagonists in the biology and treatment of cancer. J Clin Oncol 21(14): 2787-2799.
5. Normanno N, de Luca A, Bianco C et al (2006) Epidermal growth factor receptor EGFR signaling in cancer. 2-16 doi.org/10.1016/j.gene.2005.10.018.
6. Pietro Sollena, Maria Mannio (2019) Efficacy of topical beta-blocker in the management of EGFR-inhibitor induced paronychia and pyogenic granuloma-like lesion: Case series and review of literature. Drugs in context 2019 8: 212613 doi.org: 10.7573/dic.212613.
7. Sibaud V, Casassa E, D’Andrea M (2019) Are topical beta-blockers really effective “in real life” for targeted therapy-induced paronychia. Support Care Cancer 27(7): 2341–2343. doi.org/10.1007/s00520-019-04690-8.