Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân áp xe gan do vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175

  • Đào Đức Tiến Bệnh viện Quân y 175
  • Trần Hà Hiếu Bệnh viện Quân y 175
  • Trần Văn Hiều Bệnh viện Quân y 175

Main Article Content

Keywords

Áp xe gan, vi khuẩn, Klebsiella pneumoniae

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học ở bệnh nhân áp xe gan do vi khuẩn điều trị tại Bệnh viện Quân y 175. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu trên 48 bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan có kết quả cấy dịch ổ áp xe mọc vi khuẩn điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 175 từ 4/2017 đến 4/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 59,1 tuổi ± 15,13. Tỷ lệ nam/nữ: 2,43/1. Triệu chứng gặp chủ yếu là sốt (89,6%), sau đó đau hạ sườn phải (81,3%). Bệnh lý đi kèm thường gặp là đái tháo đường type 2 (41,7%); sỏi mật (6,3%). 35,4% bệnh nhân có thiếu máu, tăng số lượng bạch cầu (75%); tăng tỷ lệ bạch cầu neutro (85,4%); tăng enzym gan AST và ALT lần lượt là 68,7%, 64,6%. Giảm albumin máu (91,7%), giảm tỷ lệ prothrombin (60,4%). 91,7% có 1 ổ áp xe đơn độc, 79,2% ở vị trí gan phải, 20,8% hình thành khí trong ổ áp xe và có 4,2% trường hợp có biến chứng vỡ ổ áp xe. Căn nguyên vi sinh thường gặp gây áp xe gan là nhóm Gram âm chiếm 95,8% (Klebsiella pneumoniae là 85,4% và Escherichia coli 8,3%, Burkhoderia apecies 2,1%), vi khuẩn Gram âm chiếm 4,2% (Enterococcus feacalis là 2,1% và Staphylococcus 2,1%). Kết luận: Áp xe gan do vi khuẩn có triệu chứng thường gặp là sốt, đau hạ sườn phải, thường gặp 1 ổ áp xe ở thùy gan phải, bệnh lý nền đi kèm hay gặp là đái tháo đường type 2, căn nguyên vi sinh chủ yếu do Klebsiella pneumoniae.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà Khắc Trung (2014) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của áp xe gan do vi khuẩn tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn thạc sỹ y học.
2. Chen W et al (2008) Clinical outcome and prognostic factors of patients with pyogenic liver abscess requiring intensive care. Crit Care Med 36(4): 1184-1188.
3. Fung CP et al (2002) A global emerging disease of Klebsiella pneumoniae liver abscess: Is serotype K1 an important factor for complicated endophthalmitis?. Gut 50(3): 420-424.
4. Kim EJ et al (2019) Diabetes and the risk of infection: A national cohort study. Diabetes Metab J 43(6): 804-814.
5. Lee HL et al (2004) Clinical significance and mechanism of gas formation of pyogenic liver abscess due to Klebsiella pneumoniae. J Clin Microbiol 42(6): 2783-2785.
6. Lee NK et al (2011) CT differentiation of pyogenic liver abscesses caused by Klebsiella pneumoniae vs non-Klebsiella pneumoniae. Br J Radiol 84(1002): 518-525.
7. Longworth S, Han J (2015) Pyogenic liver abscess. Clin Liver Dis (Hoboken) 6(2): 51-54.
8. Serraino C et al (2018) Characteristics and management of pyogenic liver abscess: A European experience. Medicine (Baltimore) 97(19): 0628.
9. Soreide Kjetil (2018) Blumgart's Surgery of the liver, Biliary tract and Pancreas. Norwegian Medical Assoc Akersgata 2(1152), OsLo, 0107, Norway.
10. Su YJ et al (2010) Treatment and prognosis of pyogenic liver abscess. Int J Emerg Med 3(4): 381-384.
11. Tian LT et al (2012) Liver abscesses in adult patients with and without diabetes mellitus: an analysis of the clinical characteristics, features of the causative pathogens, outcomes and predictors of fatality: A report based on a large population, retrospective study in China. Clin Microbiol Infect 18(9): 314-330.
12. Yu SC et al (2004) Treatment of pyogenic liver abscess: Prospective randomized comparison of catheter drainage and needle aspiration. Hepatology 39(4): 932-938.
13. Zhu Xiaojuan et al (2011) A 10-year retrospective analysis of clinical profiles, laboratory characteristics and management of pyogenic liver abscesses in a chinese hospital. Gut and liver 5(2): 221-227.