Khảo sát việc điều trị viêm phổi cộng đồng trên bệnh nhân nhập viện từ Khoa Cấp cứu từ 06/2018 đến 04/2019 tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Trần Quỳnh Như Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Trần Hoàng Tiên Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Đặng Nguyễn Đoan Trang Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Viêm phổi cộng đồng, Khoa Cấp cứu, kháng sinh, tuân thủ

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm tác nhân gây bệnh, tình hình sử dụng kháng sinh và đánh giá tính hợp lý trong lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ 6/2018 đến 4/2019 trên 300 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng tại Khoa Cấp cứu và được điều trị nội trú tại Khoa Hô Hấp hoặc Khoa Hồi sức tích cực. Dữ liệu được thu thập và phân tích từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Chủng vi khuẩn phân lập chủ yếu là Acinetobacter baumannii (37,7%) và Klebsiella pneumoniae (30,4%). Β-lactam đơn trị là liệu pháp sử dụng phổ biến nhất (39% tại Khoa Cấp cứu và 42% tại các khoa lâm sàng). Tỷ lệ sử dụng kháng sinh phù hợp các hướng dẫn điều trị tại Khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng lần lượt là 64,8% và 64,3%. Có 86% bệnh nhân điều trị thành công. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy sử dụng kháng sinh kinh nghiệm không phù hợp tại khoa lâm sàng có liên quan đến việc giảm tỷ lệ điều trị thành công (OR = 0,209, 95% CI: 0,061-0,711; p=0,012). Kết luận: Các kết quả của nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ các hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng chưa cao tại cả khoa Cấp cứu và khoa lâm sàng trong dân số nghiên cứu, từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng trong thực hành lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Quyết định số 708/QĐ-BYT, tr. 93-98.
2. Bộ Y tế (2012) Quyết định số 4235/QĐ-BYT ngày 3/10/2012 về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp.
3. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2015) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải ở cộng đồng.
4. Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Thành và Trần Văn Ngọc (2017) Tác nhân vi sinh gây viêm phổi cộng đồng phải nhập viện. Kết quả nghiên cứu REAL 2016-2017. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 51-63.
5. Trần Văn Ngọc (2004) Đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh 8(1), tr. 22-27.
6. Dean NC, Bateman KA, Donnelly SM, Silver MP, Snow GL, Hale D (2006) Improved clinical outcomes with utilization of a community-acquired pneumonia guideline. Chest 130(3): 794-799.
7. Julian-Jimenez A, Palomo de los Reyes MJ, Parejo Miguez R, Lain-Teres N, Cuena-Boy R, Lozano-Ancin A (2013) Improved management of community-acquired pneumonia in the emergency department. Arch Bronconeumol 49(6): 230-240.
8. Lozano R, Naghavi M, Foreman K et al (2012) Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet 380(9859): 2095-2128.
9. Mandell LA, Wunderink RG, Anzueto A, Bartlett JG, Campbell GD, Dean NC, Dowell SF, File TM Jr, Musher DM, Niederman MS, Torres A, Whitney CG (2007) Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis 44(2): 27-72.
10. Mocelin CA and dos Santos RP (2013) Community-acquired pneumonia at the Hospital de Clinicas de Porto Alegre: Evaluation of a care protocol. Braz J Infect Dis 17(5): 511-515.
11. Reyes Calzada S, Martínez Tomas R, Cremades Romero MJ, Martínez Moragón E, Soler Cataluña JJ, Menéndez Villanueva R (2007) Empiric treatment in hospitalized community-acquired pneumonia. Impact on mortality, length of stay and re-admission. Respir Med 101(9): 1909-1915.