Giá trị dự báo biến cố tim mạch chính và tử vong của sức căng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da

  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
  • Nguyễn Thị Thu Hoài Viện Tim Mạch Quốc gia Việt Nam
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Siêu âm tim đánh dấu mô, biến cố tim mạch chính, nhồi máu cơ tim cấp cơ ST chênh lên, can thiệp động mạch vành qua da

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của sức căng dọc cơ tim (GLS) thất trái trong dự báo biến cố tim mạch chính (MACE) và tử vong trong 6 tháng đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành (ĐMV) qua da thì đầu. Đối tượng và phương pháp: 118 bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên sau can thiệp ĐMV qua da thì đầu được điều trị tại Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 3 năm 2019. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. Siêu âm tim đánh dấu mô 2D được thực hiệ̣n trong vòng 24 giờ sau can thiệp. Phân tích bằng phần mềm EchoPAC 112 (GE, Hoa Kỳ). Mỗi bệnh nhân được theo dõi 6 tháng và ghi nhận các biến cố chính về tim mạch (MACE) bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim tái phát, đột quỵ não, suy tim nhập viện. Kết quả: Tuổi trung bình: 64,73 ± 11,88 tuổi. Nam giới: 81,4%, Killip > I chiếm 24,6%. Có 26 bệnh nhân (22%) xuất hiện MACE; 10 bệnh nhân (8,5%) tử vong trong vòng 6 tháng. GLS có giá trị dự báo MACE với AUC = 0,95 (95%CI: 0,91-0,99). Tại điểm cắt GLS ≥ -9,5% dự báo MACE với độ nhạy = 84,6%; độ đặc hiệu = 94,6%. Trong phân tích hồi quy Cox đa biến dự báo MACE chỉ có NT-proBNP/100 với HR = 1,78 (95%CI: 1,01-3,15), p<0,05 và GLS với HR = 1,53 (95%CI: 1,14-2,04), p<0,001 là 2 yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập. GLS có giá trị dự báo tử vong với AUC = 0,96 (95%CI: 0,92-0,99). Tại điểm cắt GLS ≥ -8,4% dự báo tử vong với độ nhạy = 100%; độ đặc hiệu = 88,9%. Trong phân tích hồi quy Cox đa biến dự báo tử vong chỉ có GLS là yếu tố có giá trị tiên lượng độc lập với HR = 1,87 (95%CI: 1,04-3,34), p<0,05. Kết luận: Sức căng dọc cơ tim thất trái có giá trị dự báo MACE và tử vong trong 6 tháng đầu ở bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên sau can thiệp ĐMV qua da thì đầu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Poul I, Tejpal C, Rashid H et al (2019) Major Adverse Cardiovascular Events: An Inevitable Outcome of ST-elevation myocardial infarction? A literature review. Cureus 11(7): 5280-5280.
2. Park YH, Kang SJ, Song JK et al (2008) Prognostic value of longitudinal strain after primary reperfusion therapy in patients with anterior-wall acute myocardial infarction. J Am Soc Echocardiogr 21: 262-267.
3. Bochenek T, Wita K, Tabor Z et al (2011) Value of speckle-tracking echocardiography for prediction of left ventricular remodeling in patients with ST-elevation myocardial infarction treated by primary percutaneous intervention. J Am Soc Echocardiogr 24(12): 1342-1348.
4. Thygesen K, Alpert JS, Jaffe AS et al (2012) Third universal definition of myocardial infarction. Circulation 126(16): 2020-2035.
5. Patel MR, Calhoon JH, Dehmer GJ et al (2017) ACC/AATS/AHA/ASE/ASNC/SCAI/SCCT/STS 2016 appropriate use criteria for coronary revascularization in patients with acute coronary syndromes. Journal of the American College of Cardiology 69(5): 570-591.
6. Lang RM, Badano LP, Mor-Avi V et al (2015) Recommendations for cardiac chamber quantification by echocardiography in adults: An update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr 28(1): 1-39.
7. Iwahashi N, Kirigaya J, Gohbara M et al (2022) Mechanical dispersion combined with global longitudinal strain estimated by three dimensional speckle tracking in patients with ST elevation myocardial infarction. IJC Heart & Vasculature 40(2022): 101028.
8. Cha MJ, Kim HS, Park JH et al (2017) Prognostic power of global 2D strain according to left ventricular ejection fraction in patients with ST elevation myocardial infarction. PLoS One 12(3): e0174160.
9. Lacalzada-Almeida J, de la Rosa A, Izquierdo M et al (2015) Left ventricular global longitudinal systolic strain predicts adverse remodeling and subsequent cardiac events in patients with acute myocardial infarction treated with primary percutaneous coronary intervention. The international journal of cardiovascular imaging 31.
10. Antoni ML, Mollema SA, Delgado V et al (2010) Prognostic importance of strain and strain rate after acute myocardial infarction. Eur Heart J 1(13): 1640-1647.
11. Kanar BG, Tigen MK, Sunbul M et al (2018) The impact of right ventricular function assessed by 2-dimensional speckle tracking echocardiography on early mortality in patients with inferior myocardial infarction. Clinical Cardiology 41(3): 413-418.
12. Abou R, Goedemans L, van der Bijl P et al (2020) Correlates and Long-Term Implications of Left Ventricular Mechanical Dispersion by Two-Dimensional Speckle-Tracking Echocardiography in Patients with ST-Segment Elevation Myocardial Infarction. J Am Soc Echocardiogr 33(8): 964-972.
13. Kalam K, Otahal P, Marwick TH (2014) Prognostic implications of global LV dysfunction: A systematic review and meta-analysis of global longitudinal strain and ejection fraction. Heart 100(21): 1673-1680.