Mối liên quan giữa các thông số sức căng, vận động xoắn thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính

  • Nguyễn Thị Kiều Ly Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lương Hải Đăng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Siêm âm tim đánh dấu mô 3D, suy tim mạn tính, vận động xoắn thất trái, sức căng thất trái

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 110 bệnh nhân suy tim và được làm siêu âm tim đánh dấu mô 3D, phân tích bằng phần mềm TOMTEC, rồi tìm mối liên quan giữa các thông số sức căng và vận động xoắn thất trái với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. Kết quả: Các thông số sức căng thất trái giảm dần theo NYHA và có tương quan mức độ vừa đến chặt với quãng đường đi bộ 6 phút (r=0,5-0,65; p<0,01) Các thông số sức căng thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D có tương quan khá chặt với GLPS (GLS r = -0,67; GRS r = 0,80; GCS r = -0,80; GAS r = -0,83 với p<0,001), tương quan chặt vừa với Dd (GLS r = 0,52; GRS r = -0,63; GCS r = 0,63; GAS r = 0,66 với p<0,05), tương quan chặt vừa với EDV (GLS
 r = 0,52, GRS r = -0,62; GCS r = 0,61; GAS r = 0,64 với p<0,05), tương quan chặt vừa với FS (GLS = -0,62, GRS
r = 0,72; GCS r = -0,71, GAS r = -0,74 với p<0,05). Góc xoay và độ xoắn thất trái giản dần theo các mức độ khó thở NYHA nhưng không có ý nghĩa thống kê. Góc xoay và độ xoắn thất trái có tương quan yếu với quãng đường đi bộ 6 phút (Twist r = 0,34; Torsion r = 0,39 với p<0,05). Góc xoay, độ xoắn thất trái có tương quan vừa với sức căng trục dọc đo trên siêu âm đánh dấu mô 2D GLPS (Twist r = -0,48; Torsion r = -0,51; với p<0,05), với Dd (Twist r = -0,43; Torsion r = -0,49 với p<0,05), với EDV (Twist r = -0,44; Torsion r= -0,49 với p<0,05), với FS (Twist r = 0,52; Torsion r = 0,57 với p<0,05). Kết luận: Các thông số sức căng thất trái giảm dần theo NYHA và có tương quan mức độ vừa đến chặt với quãng đường đi bộ 6 phút, tương quan khá chặt với GLPS, tương quan chặt vừa với Dd, EDV, FS. Góc xoay và độ xoắn thất trái giảm dần theo các mức độ khó thở NYHA nhưng không có ý nghĩa thống kê, có tương quan yếu với quãng đường đi bộ 6 phút, tương quan khá chặt với GLPS, tương quan chặt vừa với Dd, EDV, FS.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Cikes M and Solomon SD (2016) Beyond ejection fraction: An integrative approach for assessment of cardiac structure and function in heart failure. European heart journal 37(21): 1642-1650.
2. Muraru D et al (2018) Three-dimensional speckle-tracking echocardiography: Benefits and limitations of integrating myocardial mechanics with three-dimensional imaging. Cardiovascular diagnosis and therapy 8(1): 101.
3. Ponikowski P et al (2016) 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European Heart Journal 37(27): 2129-2200.
4. Kosmala W et al (2008) Progression of left ventricular functional abnormalities in hypertensive patients with heart failure: An ultrasonic two-dimensional speckle tracking study. Journal of the American Society of Echocardiography 21(12): 1309-1317.
5. Gregorova Z et al (2016) Longitudinal, circumferential and radial systolic left ventricular function in patients with heart failure and preserved ejection fraction. Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub 160(3): 385-392.
6. Nguyễn Thị Diễm (2017) Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đại học Y Dược Huế.
7. Luis SA et al (2014) Use of three-dimensional speckle-tracking echocardiography for quantitative assessment of global left ventricular function: A comparative study to three-dimensional echocardiography. J Am Soc Echocardiogr 27(3): 285-291.
8. Notomi Y et al (2006) Maturational and adaptive modulation of left ventricular torsional biomechanics. Circulation 113: 2534-2541.
9. Karaahmet T et al (2013) The effect of myocardial fibrosis on left ventricular torsion and twist in patients with non-ischemic dilated cardiomyopathy. Cardiology journal 20(3): 276-286.
10. Kraigher-Krainer E et al (2014) Impaired systolic function by strain imaging in heart failure with preserved ejection fraction. Journal of the American College of Cardiology 63(5): 447-456.