Thực trạng kiến thức, thái độ về hiến máu tình nguyện của sinh viên Trường Cao đẳng Hậu cần 1 và một số yếu tố liên quan, năm 2021
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan về hiến máu tình nguyện của sinh viên Trường Cao đẳng Hậu cần 1 năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 318 học viên, sinh viên y sĩ và cao đẳng điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Hậu cần 1. Kết quả: Có 88,4% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về hiến máu tình nguyện, 95,3% đối tượng nghiên cứu sẵn sàng hiến máu, 97,0% đối tượng nghiên cứu sẵn sàng vận động bạn bè, người thân đi hiến máu. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên hệ quân sự có kiến thức đạt cao (89,4%), trong đó có 92,5% đối tượng nghiên cứu có thái độ tích cực về hiến máu tình nguyện. Sinh viên hệ quân sự có thái độ tích cực về hiến máu tình nguyện (98,5%) cao hơn so với sinh viên hệ dân sự (89,3%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Kết luận: Sinh viên hệ quân sự là các quân nhân có thái độ tích cực về hiến máu tình nguyện cao, sinh viên có kiến thức đạt về hiến máu tình nguyện tỷ lệ thuận với thái độ tích cực về hiến máu tình nguyện
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Đào Thị Hồng Hạnh (2019) Kiến thức, thái độ, thực hành về hiến máu tình nguyện của người đến hiến máu tại tỉnh Quảng Ninh, năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Nhiên (2019) Việt Nam cần 2 triệu đơn vị máu mỗi năm. Bộ Y tế. Truy cập 1/5/2021, từ https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/ viet-nam-can-2-trieu-on-vi-mau-moi-nam? Inherit Redirect=false.
4. Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2015) Nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện ở người hiến máu tại một số tỉnh năm 2014. Tạp chí Y học Thành phố HCM, 19 (4), tr. 423-428.
5. Mishra SK, Sachdev S, Marwaha N, Avasthi A (2016) Study of knowledge and attitude among college-going students toward voluntary blood donation from north India. J Blood Med 7:19-26. doi: 10.2147/JBM.S91088. PMID: 27051326; PMCID: PMC4803259.