Đánh giá kết quả phát hiện các rối loạn nhịp tim ở bệnh COVID-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (12/2021-03/2022)

  • Nguyễn Thị Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Quang Thư Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Mạnh Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Ngô Hoài Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thư Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đặng Việt Đức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

COVID-19, rung nhĩ ở bệnh nhân COVID-19, Rối loạn nhịp tim

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ các rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch điều trị tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả, cắt ngang được tiến hành trên 73 bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch điều trị tại Trung tâm Hồi sức COVID-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (12/2021 - 3/2022). Tất cả các bệnh nhân được theo dõi rối loạn nhịp tim trong quá trình điều trị bằng máy theo dõi liên tục tại giường (monitor). Các monitor được lắp đầy đủ các thông số theo dõi bao gồm điện tim, SpO2. Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân sẽ phát hiện các báo động về rối loạn nhịp tim trong quá trình điều trị. Làm điện tim 12 đạo trình trong trường hợp cần thiết. Các thông số được thu thập và được xử lý trên phần mềm thống kê y học SPSS 26. Kết quả: Bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi cao, tiêm vaccine chưa đầy đủ, có nhiều bệnh nền phối hợp, bệnh nhân có nguy cơ rất cao tiến triển bệnh nặng chiếm tỷ lệ cao (68,5%). Có 72 bệnh nhân (98,6%) có rối loạn nhịp trong quá trình điều trị, trong đó nhịp nhanh xoang chiếm 83,6%, rung nhĩ chiếm 53,4%. Có 4 bệnh nhân (5,5%) có rối loạn nhịp rung thất và 30 bệnh nhân (41,1%) có rối loạn nhịp tự thất. Kết luận: Rối loạn nhịp tim thường gặp ở những bệnh nhân ICU bị COVID-19 nặng và nguy kịch. Các bệnh nhân thường có tuổi cao, nhiều bệnh nền và thường có tiên lượng kém.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Coromilas EJ, Kochav S, Goldenthal I et al (2021) Worldwide survey of COVID-19 associated arrhythmias. Circ Arrhythm Electrophysiol 14(3): 009458. doi:10.1161/CIRCEP.120.009458.
2. Denegri A, Sola M, Morelli M et al (2022) Arrhythmias in COVID-19/SARS-CoV-2 pneumonia infection: Prevalence and implication for outcomes. J Clin Med 11(5): 1463. Published. doi:10.3390/jcm11051463.
3. Guo T, Fan Y, Chen M et al (2020) Cardiovascular implications of fatal outcomes of patients with coronavirus disease 2019 (COVID-19) [published correction appears in JAMA Cardiol. 2020 Jul 1;5(7):848]. JAMA Cardiol 5(7): 811-818. doi:10.1001/jamacardio.2020.1017.
4. Kochav SM, Coromilas E, Nalbandian A et al (2020) Cardiac arrhythmias in COVID-19 infection. Circ Arrhythm Electrophysiol 13(6): 008719. doi:10.1161/CIRCEP.120.008719.
5. Johnson KW, Patel S, Thapi S et al (2022) Association of reduced hospitalizations and mortality among COVID-19 vaccinated patients with heart failure. J Card Fail -9164(22)00536-X. doi:10.1016/j.cardfail.2022.05.008.
6. Merino JL, Caro J, Rey JR, Castrejon S, Martinez-Cossiani M (2021) Cardiac arrhythmias in COVID-19: Mechanisms, outcomes and the potential role of proarrhythmia. Europace 23(3): 116. Published 2021 May 24. doi:10.1093/europace/euab116.115.
7. Parwani AS, Haug M, Keller T et al (2021) Cardiac arrhythmias in patients with COVID-19: Lessons from 2300 telemetric monitoring days on the intensive care unit. J Electrocardiol 66: 102-107. doi:10.1016/j.jelectrocard.2021.04.001.
8. Bộ Y tế (2022) Quyết định 250/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" ngày 28/01/2022.
9. Shi S, Qin M, Shen B et al (2020) Association of cardiac injury with mortality in hospitalized patients with COVID-19 in Wuhan, China. JAMA Cardiol. 5(7): 802-810. doi:10.1001/jamacardio.2020.0950.
10. Vianello A, Guarnieri G, Lionello F (2022) Unvaccinated COVID-19 patients in the ICU: Views from both sides of the barrier. Pulmonology 28(3):161-163. doi:10.1016/j.pulmoe.2022.01.008.