Đánh giá hiệu quả của bảng điểm SNOBS trong theo dõi bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp được điều trị tái thông mạch não

  • Lê Thị Nguyệt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Khánh Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chử Thị Thanh Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Thị Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đột quỵ não, thang điểm SNOBS, tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá biến đổi lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ não cấp sau điều trị tái tưới máu theo điểm SNOBS trong 7 ngày đầu tại Trung tâm Đột quỵ não-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đánh giá thang điểm SNOBS khi nhập viện, trong 6 giờ, ngày đầu tiên, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 trên các bệnh nhân đột quỵ não cấp được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và hoặc tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học tại Trung tâm Đột quỵ não từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2020. Kết quả và kết luận: Có 101 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, tuổi trung bình 65,8 ± 13,8, nam giới chiếm 63,5%, Điểm SNOBS của bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp có sự thay đổi tại thời điểm giờ thứ 6 của bệnh so với thời điểm nhập viện ở cả 3 nhóm được điều trị alteplase, tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học và điều trị bắc cầu (p<0,05). Điểm SNOBS của bệnh nhân có sự cải thiện khi được điều trị tại thời điểm ngày thứ 1, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 so với thời điểm nhập viện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong các tiêu chí của SNOBS thay đổi tại ngày thứ 1, thứ 3 và thứ 7 so với thời điểm nhập viện thấy rằng sự thay đổi về vận động của tay có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).    

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Phillip B, John El, David B et al (2004) Progressing stroke: Towards an internationally agreed definition. Cerebrovasc Dis 17: 242-252.
2. Saver JL, Smith EE, Fonarow GC et al (2010) The "golden hour" and acute brain ischemia: Presenting features and lytic therapy in > 30,000 patients arriving within 60 minutes of stroke onset. Stroke, 41(7): 1431-1439.
3. Gautier JC (1985) Stroke in progression. Stroke 16: 729-733.
4. Castillo J (1999) Deteriorating stroke: Diagnostic criteria, predictors, mechanisms and treatment. Cerebrovasc Dis 9(3): 1-8.
5. Force et al (2013) Re-examining Acute Eligibility for Thrombolysis (TREAT) Task. Review, historical context, and clarifications of the NINDS rt-PA stroke trials exclusion criteria: Part 1: Rapidly improving stroke symptoms. Stroke 44(9): 2500-2505.
6. Goyal M et al (2016) Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: a meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. Lancet 387(10029): 1723.