Kết quả bước đầu phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh sau đột quỵ não

  • Dương Thị Kiều Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Chi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Hồng Thúy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Đức Lợi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thùy Dung Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Kim Oanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đoàn Thị Yên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thất ngôn, phục hồi chức năng, rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận, rối loạn ngôn ngữ diễn đạt

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả phục hồi chức năng ngôn ngữ ở người bệnh sau đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Gồm 31 bệnh nhân bị đột quỵ não; tuổi trung bình 64,32 ± 13,42 (năm), có mức độ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận trung bình 12,84 ± 7,4; ngôn ngữ diễn đạt 6,05 ± 8,24; đọc 0,9 ± 1,6; viết 1,36 ± 2,22 điểm. Kết quả: Với thời gian điều trị trung bình 9,23 ± 4,58 (lần) tương ứng 185 - 277 phút người bệnh đã có những cải thiện đáng kể, với điểm tăng trung bình ngôn ngữ tiếp nhận là 2,66 ± 2,01; ngôn ngữ diễn đạt 3,26 ± 3,49; khả năng đọc 0,58 ± 0,85; khả năng viết 0,45 ± 0,91 điểm với p<0,05; mức độ rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận nặng giảm từ 35,5% xuống 16,1% (p=0,003); rối loạn ngôn ngữ diễn đạt nặng giảm từ 77,4% xuống 54,8% với p=0,001; rối loạn đọc nặng từ 80,6% xuống 64,5% với p=0,001; rối loạn viết nặng từ 71,0% xuống 61,3% với p<0,001. Kết luận: Liệu pháp ngôn ngữ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng ngôn ngữ ở bệnh nhân sau đột quỵ não.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2014) Tập cho người thất ngôn. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng, tr. 272-274.
2. Bakheit AMO, Shaw S, Barrett L et al (2007) A prospective, randomized, parallel group, controlled study of the effect of intensity of speech and language therapy on early recovery from poststroke aphasia. Clin Rehabil 21(10): 885-894. doi: 10.1177/0269215507078486.
3. Sanjit K Bhogal, Robert Teasell, Mark Speechley (2003) Intensity of aphasia therapy, impact on recovery. Stroke 34(4): 987-93. doi: 10.1161/ 01.STR.0000062343.64383.D0. Epub 2003 Mar 20.
4. Breitenstein C, Grewe T, Flöel A et al (2017) Intensive speech and language therapy in patients with chronic aphasia after stroke: A randomised, open-label, blinded-endpoint, controlled trial in a health-care setting. Lancet 389(10078): 1528-1538. doi: 10.1016/S0140-6736(17)30067-3. Epub 2017 Mar 1.
5. Laska AC, Hellblom A, Murray V, Kahan T, Von Arbin M (2001) Aphasia in acute stroke and relation to outcome. J Intern Med 249(5): 413-422. doi: 10.1046/j.1365-2796.2001.00812.x.
6. Laska AC, Kahan T, Hellblom A, Murray V, and von Arbin M (2011) A Randomized controlled trial on very early speech and language therapy in acute stroke patients with aphasia. Cerebrovasc Dis Extra 1(1): 66-74. Published online doi: 10.1159/000329835.
7. Gerstenecker A, Lazar RM (2019) Language recovery following stroke. Clin Neuropsychol 33(5): 928-947. doi: 10.1080/ 13854046.2018.1562093. Epub 2019 Jan 30.