Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức Tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Dương Thị Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Bạch Mai Trường Đại học Thăng Long
  • Dương Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Thuận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Minh Hải Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Thơm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vương Thành Công Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm khuẩn huyết, dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, điều dưỡng chăm sóc

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nguy cơ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 126 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 11/2020 đến tháng 8/2021. Kết quả: 60,32% là nam giới, tuổi độ trung bình 58,18 ± 15,22 tuổi; vị trí khởi phát chủ yếu là nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm 45,24%; sốc nhiễm khuẩn 29,36%. Tỷ lệ trào ngược dạ dày 27,77%; tỷ lệ viêm loét dạ dày 6,34%. Tỷ lệ albumin huyết thanh < 35g/dl (72,22%); bạch cầu lympho < 2G/l (69,37%), giá trị trung bình 1,35 ± 1,22G/l. Có 90,48% người bệnh tăng CRP và 34,13% người bệnh giảm protein toàn phần. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng cao theo thang điểm NUTRIC là 29,37%; điểm NUTRIC trung bình là 3,02 ± 2,2; suy dinh dưỡng theo phân loại BMI là 19,05%. Những bệnh nhân có BMI < 18,5 có nguy cơ suy dinh dưỡng theo NUCTRIC cao hơn gấp 2,45 lần so với những bệnh nhân có BMI ≥ 18,5 với p<0,05. Bệnh nhân ≥ 60 tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn bệnh nhân < 60 tuổi. Kết luận: Những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ suy dinh dưỡng cao cần có các biện pháp can thiệp dinh dưỡng sớm phù hợp để tránh biến chứng và cải thiện kết quả điều trị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hồ Liên Biên (2008) Các nguyên lý y học nội khoa Harrison. Nhà xuất bản Y học, tr. 118-128.
2. Lê Xuân Trường (2009) Giá trị chẩn đoán và tiên lượng của procalcitonin huyết thanh trong nhiễm trùng huyết. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 189-194.
3. Trần Thị Hà Phương, Mai Thị Tiết (2016) Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014. Tạp chí Y học thực hành, tr. 113-125.
4. Trần Văn Sĩ và cộng sự (2012) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Y học thực hành, 815 (4), tr. 50-57.
5. Canan Balci EG (2003) Usefulness of procalcitonin for diagnosis of sepsis in the intensive care unit. Critical Care 7: 85-90.
6. Nguyễn Nghiêm Tuấn (2007) Vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13, tr. 327-333.
7. Mai Thị Lý (2019) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh được nuôi dưỡng qua sonde, đường tĩnh mạch và yếu tố liên quan điều trị tại ICU - Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019. Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
8. Zhou J, Wang M, Wang H et al (2015) Comparison of two nutrition assessment tools in surgical elderly inpatients in Northern China. Nutr J 14: 68.
9. Nguyễn Thị Thư và cộng sự (2018) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân nặng tại Khoa Hồi sức Truyền nhiễm - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Khoa học điều dưỡng, 01(4), tr. 14-20.
10. Trần Xuân Cường (2017) Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng chăm sóc cho bệnh nhân mắc nhiễm trùng hô hấp cấp tính điều trị nội trú tại hai bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Thái Bình. Thạc sĩ Dinh dưỡng, trường Đại học Y dược Thái Bình.
11. De Waele E, Malbrain Ming, Spapen H (2020) Nutrition in sepsis: A bench-to-bedside review. Nutrients 12(2):395. doi: 10.3390/nu12020395.
12. Barbosa AAO, Vicentini AP, Langa FR (2019) Comparison of NRS-2002 criteria with nutritional risk in hospitalized patients. Cien Saude Colet 24(9): 3325-3334.
13. Ying-Min Lin, Min Wang, Nuan-Xin Sun et al (2019) Screening and application of nutritional support in elderly hospitalized patients of a tertiary care hospital in China. PLoS One 14(3): 0213076.
14. Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2020) Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng ở bệnh nhân hồi sức tích cực bằng thang điểm NRS 2002 và NUTRIC. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 16(5).