Ảnh hưởng của một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ stress của nhân viên y tế từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022

  • Nguyễn Hương Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Duy Trường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bành Thị Hà Huệ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Hiến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Bích Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

COVID-19, nhân viên y tế, stress

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác động của một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ stress của nhân viên y tế từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 210 nhân viên y tế đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu. Bộ công cụ DASS-21 được sử dụng để đánh giá mức độ stress của nhân viên y tế. Các yếu tố nghề nghiệp được xem xét gồm thời gian, điều kiện làm việc, áp lực công việc, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Kết quả: 76,7% nhân viên y tế tham gia nghiên cứu bị stress mức độ nhẹ và vừa, trong đó nhóm điều dưỡng chiếm 55,2%. Mức độ stress của nhân viên y tế có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố nghề nghiệp gồm số giờ làm việc trung bình/ngày (OR = 1,96, 95%CI: 1,02 - 3,74, p<0,05), áp lực từ phản ứng tiêu cực của bệnh nhân/gia đình bệnh nhân mắc COVID-19 (OR = 2,23, 95%CI: 1,17 - 4,28, p<0,05) và áp lực thời gian hoàn thành công việc (OR = 5,88, 95%CI: 2,95 - 11,73, p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ điều dưỡng và bác sĩ điều trị bị stress khá cao. Cần có sự quan tâm hơn nữa đến nhân viên y tế và thực thi các chính sách cải thiện môi trường, chế độ làm việc nhằm giảm tải áp lực cho họ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Cúc, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Xuân Chi, Nguyễn Võ Minh Hoàng, Võ Văn Thắng, Nguyễn Minh Quân (2021) Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam 508(2). https://doi.org/ 10.51298/vmj.v508i2.1629.
2. Nguyễn Kim Thư, Trần Thơ Nhị, Trần Thanh Hương (2021) Một số yếu tố nghề nghiệp liên quan đến stress sau sang chấn ở nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phí Bắc Việt Nam trong thời kỳ COVID-19. Tạp chí Y tế Công cộng số 54 tháng 3/2021, tr. 27-33.
3. Brook SK, Webster RK et al (2020) The psychological impact of quarantine and how to reduce it: Rapid Review of the Evidence. Lancet 395(10227): 912-920. doi: 10.1016/S0140-6736(20)30460-8.
4. Nhan N, Dinh LD, Colebunders R et al (2021) Stress and associated factors among frontline healthcare workers in the COVID-19 epicenter of Da Nang city, Vietnam. Research Square 1: 1-12.
5. Shekhar, Saket et al (2022) Assessment of depression, anxiety and stress experienced by health care and allied workers involved in SARS-CoV2 pandemic. Journal of Family Medicine and Primary Care 11(2): 466-471 doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_ 2518_20.
6. Xiong J, Lipsitz O, Nasri F, Lui L, Gill H, Phan L, Chen-li D, Iacobucci M, Ho R, Majeed A and McIntyre R (2020) Impact of COVID-19 pandemic on mental health in the general population: A systematic review. Journal of Affect Disorder 277: 55-64. doi: 10.1016/j.jad.2020.08.001.
7. Zhang W, Wang K, Yin L et al (2020) Mental health and psychosocial problems of medical health workers during the COVID-19 epidemic in China. Psychother psychosom 89(4): 242-250. doi:10. 1159/000507639.